II. Phân tích môi trường ngành và cạnh tranh.
1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
1.3. Năng lực thương lượng của người mua
Người mua là 1 trong 5 yếu tố có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp, nó thể hiện nhu cầu của thị trường. Họ có thể gây áp lực cho nhà sản xuất để bắt nhà sản xuất phải làm theo các yêu cầu của họ như là giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm Đây cũng là cách thức mà thị trường tự điều tiết, nó sẽ tốt khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ không tốt khi 1 trong 2 bên là độc quyền.
Khách hàng của các doanh nghiệp thời trang ở Italia là rất lớn và nhu cầu của họ thì cũng rất đa dạng, họ bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Đối với thị trường quốc tế thì nhu cầu lớn, các sản phẩm thời trang phải có chất lượng cao và mẫu mã phải liên tục được đổi mới còn đối với thị trường trong nước thì nhu cầu cũng lớn, sản phẩm thì cần giá rẻ, mẫu mã cũng phải đa dạng và thường xuyên đổi mới. Chính vì vậy với hơn các doanh nghiệp sản xuất thời trang ở Italia có 2 loại doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. - Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước.
Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu:
Hiện nay số lượng các công ty xuất khẩu hàng thời trang tương đối lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, sản phẩm của họ thường có chất lượng cao và họ đã có thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước.Tuy nhiên thì các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang 3 thị trường chủ yếu đó là Mỹ, EU, Nhật.
- Đối với thị trường EU đây là thị trường nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Ý. Tuy nhiên áp lực của thị trường này thì rất lớn nguyên nhân là do có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất khẩu vào thị trường này và EU là một thị trường khó tính.
- Đối với thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng thứ 2 và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có áp lực lớn vì các doanh nghiệp đều muốn xuất khẩu sang thị trường này.
- Đối với thị trường Nhật đây là thị trường quan trọng của Ý. Tuy nhiên với việc phía Nhật vẫn còn duy tri mức thuế 10% mà hàng thời trang, xuất khẩu sang Nhật còn phải đảm bảo yêu cầu về xuất xứ “hai công đoạn” cũng cho thấy áp lực từ phía thị trường này là không nhỏ.
Ngoài ra các thị trường khác như Nam Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc thi mới bắt đầu khai thác nên áp lực từ phía các thị trường này không đáng kể.
Tóm lại thị trường quốc tế là thị trường có áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do các doanh nghiệp thì đông, chủ yếu xuất khẩu sang có 3 nước và ngoài ra chủ yếu xuất khẩu lại qua các trung gian như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp thời trang tại Italia trong giai đoạn tới.
Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước:
Italia có rất nhiều các doanh nghiệp loại này nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất theo quy mô vừa vừa và, chất lượng sản phẩm thì không cao nhưng giá thành thì rất là mềm và hầu hết đều không có thương hiệu. Ngoài ra các doanh nghiệp đã có thương hiệu thì thường chủ yếu là xuất khẩu và chỉ để tiêu thụ trong thị trường nội địa một số lượng không nhiều bằng cách là mở các đại lý của riêng mình hoặc nhượng quyền và người tiêu dùng chủ yếu là người tiêu dùng cuối cùng chính vì vậy mà áp lực từ thị trường trong nước không lớn lắm.