b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)
3.6.2. Ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro tế bào trứng đến khả năng
thục in vitro của tế bào trứng trâu sau đông lạnh – giải đông
Kết quả thể hiện ở bảng 14 cho thấy giữa các nhóm thủy tinh hóa thì nhóm nuôi 18 giờ có tỷ lệ thành thục cao hơn so với các nhóm còn lại (P<0,05). Tỷ lệ tế bào trứng đạt tới giai đoạn thành thục nhân (MII) của nhóm đối chứng là cao hơn so với các nhóm thủy tinh hóa (P<0,05), tuy nhiên giữa nhóm 18 giờ (69,97%) và đối chứng (74,93%) là không khác nhau (P>0,05).
Nguyên nhân có thể là do ở giai đoạn nuôi 18 giờ tế bào trứng có nhân chủ yếu ở giai đoạn kỳ cuối I và giai đoạn này diễn ra rất nhanh để tế bào trứng hoàn thành xong quá trình thành thục nhân của mình. Vì vậy tế bào trứng ở nhóm 18h sau đông lạnh – giải đông có khả năng hoàn thiện quá trình thành thục nhân tốt hơn so với các nhóm khác.
Sharma và Loganathasamy (2007); Mahmoud và cs. (2010a), cũng cho rằng tỷ lệ tế bào trứng thành thục phụ thuộc vào thời gian chúng được nuôi trong môi trường nuôi cho tới khi được thủy tinh hóa. Tế bào trứng có thời gian nuôi thành thục in vitro ít trước khi thủy tinh hóa có tỷ lệ thành thục in vitro trở lại sau đông lạnh – giải đông thấp là do nhiều nguyên nhân.
Quá trình thủy tinh hóa tế bào trứng chưa thành thục sẽ làm mất đi sự nguyên vẹn của cấu trúc tế bào nang, tạo ra nhiều những lỗ thủng tế bào chất hơn là tế bào trứng đã thành thục (Fuku và cs., 1995). Thêm vào đó quá trình thủy tinh hóa có thể làm tổn thương tế bào chất và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein (Le Gal, 1996), qua đó làm giảm khả năng thành thục trở lại của tế bào trứng chưa thành thục sau đông lạnh-giải đông.
Bảng 14. Khả năng thành thục in vitro sau đông lạnh-giải đông của tế bào trứng trâu được thủy tinh hóa tại một số thời điểm nuôi khác nhau
Thời gian nuôi in vitro Số tế bào trứng có hình thái bình thường sau đông lạnh-giải đông
Tế bào trứng thành thục Tế bào trứng không thành thục Số tế bào trứng % (M ± SE) Số tế bào trứng % (M ± SE) 0h 315 129 40,95c ± 1,33 186 59,05 ± 1,33 6h 311 127 40,84c ± 0,9 184 59,16 ± 0,9 12h 305 166 54,43b ± 0,71 139 45,57 ± 0,71 18h 343 240 69,97a ± 1,27 103 30,03 ± 1,27 Đối chứng (Tế bào trứng không đông lạnh) 351 263 74,93a ± 1,54 88 25,07 ± 1,54
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Các tế bào nang có vai trò liên kết nội bào giữa tế bào trứng và môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sự thành thục của tế bào trứng (Lim và cs., 1992; Fuku và cs., 1995, Le Gal, 1996). Thêm vào đó cầu nối giữa tế bào trứng và tế bào nang có vai trò quan trọng trong quá trình thành thục vì nó cung cấp cơ chất dinh dưỡng có tầm quan trọng trong suốt quá trình thụ tinh in vitro. Một số các cơ chất của quá trình trao đổi chất là cần thiết cho sự thành thục của tế bào trứng, giống như choline, uridine, inositol và có thể vào tế bào trứng thông qua sự kết nối nội bào hoặc có thể truyền trực tiếp thông qua các điểm nối phức hợp (Chian và cs., 1994).
Hơn 85% quá trình trao đổi chất được thông qua tế bào nang và đưa vào tế bào trứng thông qua sự kết nối nội bào. Trong quá trình đông lạnh – giải đông các tế bào trứng chưa thành thục, các tế bào nang dễ bị tổn thương và phân rã, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thành thục trở lại của tế bào trứng chưa thành thục sau đông lạnh – giải đông.