4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.3. QUÁ TRÌNH THÀNH THỤC NHÂN CỦA TẾ BÀO TRỨNG
Quá trình thành thục nhân tế bào trứng trâu trước khi chín và rụng gồm các giai đoạn phát triển chính: Kỳ đầu I, tiền kỳ giữa I, kỳ giữa I, kỳ sau I, kỳ cuối I và thành thục nhân. Kỳ đầu I là giai đoạn tế bào trứng có nhân ở trạng thái túi mầm (GV), nhân to tròn có thể ở giữa hoặc lệch hoặc sát ngoại vi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển sớm hay muộn. Nhiễm sắc thể của tế bào ở giai đoạn này
sẽ biến đổi từ dạng sợi mảnh thành dạng co ngắn với hình dạng đặc trưng. Do sự bắt cặp NST đồng dạng nên phần lớn thời gian của tiền kỳ I, chúng tồn tại ở trạng thái tứ trị. Giai đoạn kì trước I bắt đầu khi màng nhân vỡ và dần biến mất, NST co ngắn gần như tối đa và tâm động của mỗi NST sẽ đính với một sợi của thoi phân bào. Kì giữa I: các NST của cặp tương đồng xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. Trong kì sau I: NST trong cặp tương đồng bắt đầu tách ra, hai NST của mỗi cặp tiếp hợp chuyển động về 2 cực đối nhau. Kì cuối I xảy ra khi một bộ NST được tách ra trong thể cực I (giai đoạn này diễn ra rất nhanh), sau đó sẽ hình thành eo thắt tách rời thể cực I ra khỏi tế bào trứng. Tế bào trứng chứa bộ NST đơn bội ở trạng thái kép dừng ở kỳ giữa giảm phân II sẽ trở thành tế bào trứng thành thục. Như vậy sản phẩm của phân bào giảm nhiễm I là tế bào trứng thứ cấp (noãn bào II) và thể cực thứ nhất nằm ở xoang quanh noãn phía bên trong màng sáng. Với sự phân chia này, số NST trong tế bào trứng thay đổi từ trạng thái lưỡng bội (2n) xuống đơn bội (n). Tế bào trứng thứ cấp giữ lại gần như toàn bộ nguyên sinh chất và một nửa vật chất nhân (NST) của noãn bào I. Một nửa vật chất nhân khác được đẩy ra ngoài tạo thành thể cực thứ nhất. Tế bào trứng sẽ được giải phóng khỏi sự ức chế phân bào, tiếp tục các giai đoạn của phân bào giảm phân II ngay sau khi được thụ tinh. Kết quả của hoạt động giảm phân này là tạo ra thể cực thứ 2 và bộ nhân nguyên đơn bội của trứng để khi kết hợp với nhân tinh trùng sẽ tạo thành nhân lưỡng bội của hợp tử.