Ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro tế bào trứng đến chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 114)

b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)

3.6.1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro tế bào trứng đến chất lượng

bào trứng trâu sau đông lạnh – giải đông

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tế bào trứng có hình thái bình thường thu được sau đông lạnh-giải đông dao động từ 91,3% đến 98,31% tùy thuộc vào giai đoạn nuôi thành thục (Bảng 13). Theo Dhali và cs. (2000a) tỷ lệ tế bào trứng trâu chưa thành thục có hình thái bình thường sau đông lạnh-giải đông dao động giữa 88% và 98% với nồng độ chất bảo quản lạnh, thời gian tiếp xúc khác nhau.

Bảng 13: Tế bào trứng trâu đầm lầy có hình thái bình thường sau đông lạnh – giải đông ở các thời gian nuôi in vitro khác nhau

Thời gian nuôi in vitro

Sô tế bào trứng thu được sau đông lạnh-

giải đông

Tế bào trứng bị tổn thương sau đông lạnh-

giải đông

Tế bào trứng có hình thái bình thường sau đông

lạnh-giải đông Số tế bào trứng % (M ± SE) Số tế bào trứng % (M ± SE) 0 giờ 345 30 8,7a ± 1,73 315 91,3b ± 1,73 6 giờ 337 26 7,72a ± 1,24 311 92,28b ± 1,24 12 giờ 332 27 8,13a ± 1,16 305 91,87b ± 1,16 18 giờ 351 8 2,28b ± 0,23 343 97,72a ± 0,23 24 giờ 354 6 1,69b ± 0,29 348 98,31a± 0,29

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa (P<0,05)

Kết quả thể hiện ở bảng 13 là cao hơn so với báo cáo của Sharma và Loganathasamy (2007); Mahmoud và cs. (2010a). Theo Sharma và Loganathasamy (2007) tỷ lệ tế bào trứng có hình thái bình thường thu được sau

đông lạnh – giải đông ở các nhóm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ dao động từ 84 – 91%. Còn theo Mahmoud và cs. (2010a) tỷ lệ tế bào trứng thủy tinh hóa ở giai đoạn nuôi 0 giờ, 6 giờ và 24 giờ có hình thái bình thường sau đông lạnh – giải đông tương ứng đạt 81,2%; 82,4% và 85,2%.

Sự khác nhau giữa các nghiên cứu có thể là do phương pháp đông lạnh cũng như chất bảo vệ lạnh sử dụng trong mỗi nghiên cứu. Sharma và Loganathasamy (2007), sử dụng phương pháp thủy tinh hóa trong cọng rạ truyền thống với chất bảo vệ lạnh là PROH. Mahmoud và cs. (2010a) cũng sử dụng phương pháp thủy tinh hóa trong cọng rạ truyền thống nhưng dạng chất bảo vệ lạnh là hỗn hợp EG + DMSO. Còn trong nội dung nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp thủy tinh hóa bằng cọng rạ hở kết hợp với chất bảo vệ lạnh là Ethylene glycol (EG). Mà theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở mục 4.3 và 4.4 việc sử dụng phương pháp thủy tinh hóa bằng cọng rạ hở với chất bảo vệ lạnh là EG cho hiệu quả bảo quản lạnh tế bào trứng trâu tốt hơn.

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy không có sự khác nhau giữa các nhóm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ (tương ứng 91,3%; 92,28%, 91,87%, P>0,05) và giữa nhóm 18giờ, 24 giờ (97,72%, 98,31%, P>0,05) về tỷ lệ tế bào trứng có hình thái bình thường thu được sau đông lạnh – giải đông. Tỷ lệ tế bào trứng trâu có hình thái bình thường sau đông lạnh – giải đông ở nhóm 24 giờ trong nghiên cứu này là cao hơn so với các nhóm còn lại (P<0,05). Kết quả này tương tự các báo cáo của Lim và cs. (1999); Arav và cs. (2000); Hochi và cs. (2000); Mahmoud và cs. (2010a); Sharma và Loganathasamy (2007), nhưng lại ngược so với kết quả của Martino và cs. (1996); Albarracin và cs. (2005a, b). Theo Martino và cs. (1996); Albarracin và cs. (2005a, b) tỷ lệ tế bào trứng thành thục có hình thái bình thường sau đông lạnh-giải đông là thấp hơn so với tế bào trứng chưa thành thục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w