Ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro tế bào trứng đến hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 113)

b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)

3.6. Ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro tế bào trứng đến hiệu quả

lạnh tế bào trứng trâu

Hiện nay trên thế giới đã có báo cáo về việc tạo ra được con non từ tế bào trứng thủy tinh hóa ở: chuột (Edashige và cs., 2003), người (Katayama và cs., 2003), bò (Luna và cs., 2001; Albarracin và cs., 2005a,b), lợn (Huang và Holtz, 2002), ngựa (Hurt và cs., 2000) và trâu (Dhali và cs., 2000a, b; Hufana và cs., 2004). Các tác giả này đã tìm hiểu và đánh giá những điều kiện tối ưu để duy trì khả năng sống của tế bào trứng sau đông lạnh – giải đông (Vajta và Kuwayama, 2006). Các nhà nghiên cứu nhận thấy các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào trứng có ảnh hưởng đến khả năng sống sau đông lạnh-giải đông đối với tế bào trứng của động vật có vú (Miyake và cs., 1993; Men và cs., 2002; Sharma và Loganathasamy., 2007; Magnusson và cs., 2008).

Quá trình phát triển của tế bào trứng để đạt tới giai đoạn thành thục kéo dài từ giai đoạn túi mầm (Magnusson và cs., 2008) đến giai đoạn phá vỡ túi mầm bao gồm: tiền kỳ giữa I (prometaphase I), kỳ giữa I (metaphase I), kỳ sau I (anaphase I), kỳ cuối I (telophase I) (Barnes và cs., 1997) cho đến hết giai đoạn thành thục (metaphase II) (MII) (Men và cs., 2002); có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình bảo quản lạnh tế bào trứng. Sự nhạy cảm của tế bào trứng trong quá trình bảo quản lạnh có liên quan đến các giai đoạn phát triển của tế bào trứng trong quá trình này (Lane và cs., 1999). Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định giai đoạn phát triển tế bào tối ưu cho quá trình bảo quản lạnh tế bào trứng, nhưng vẫn chưa có đáp số chung về vấn đề này.

Fuku và cs. (1995); Le Gal. (1996) cho rằng 9-16% tế bào trứng bị tổn thương trong quá trình bảo quản lạnh không liên quan đến các thời điểm nuôi

thành thục khác nhau. Thậm chí theo Hurt và cs. (2000); Le Gal và Massip. (1999) giai đoạn phát triển của tế bào trứng không ảnh hưởng đến khả năng sống của tế bào trứng sau đông lạnh – giải đông. Tế bào trứng là dạng tế bào có cấu trúc tương đối phức tạp, trong đó có một số thành phần tế bào có tính nhạy cảm với nhiệt độ (Magistrini và cs., 1980), áp suất thẩm thấu (McWilliam và cs., 1995). Quá trình đông lạnh làm ảnh hưởng đến trục chính phân bào giảm nhiễm (Pickering và Johnson, 1987) và tế bào hạt (Vincent và Johnson, 1992). Sự khử polyme của trục chính phân bào giảm nhiễm dẫn đến hiện tượng dị bội (Kola và cs., 1988) và việc giải phóng các tế bào hạt dẫn đến sự tổn thương màng sáng (Vincent và Johnson, 1992), do đó nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh cũng như phát triển tiếp theo của tế bào trứng sau đông lạnh – giải đông.

Sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu về vấn đề này khiến cho việc lựa chọn giai đoạn phát triển tế bào tối ưu cho quá trình bảo quản lạnh tế bào trứng vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của thời gian nuôi in vitro đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu dựa vào chất lượng và khả năng phát triển in vitro (khả năng thành thục trở lại, thụ tinh, tạo phôi) của tế bào trứng sau đông lạnh – giải đông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w