b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)
3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với chất bảo vệ lạnh đến hiệu
đông lạnh tế bào trứng trâu
Dựa vào kết quả của mục 3.4.2, trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng chất bảo vệ lạnh là EG ở nồng độ 6M để đánh giá ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với chất bảo vệ lạnh đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy
Bubalus bubalis (Bảng 8). Tỷ lệ tế bào trứng thành thục in vitro trở lại được tính dựa trên số tế bào trứng thành thục/số tế bào trứng có hình thái bình thường sau đông lạnh – giải đông.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tế bào trứng có khả năng sống và thành thục in vitro trở lại bị ảnh hưởng bởi các mức thời gian tiếp xúc khác nhau. Điều này cũng phù hợp với báo cáo của Karima và cs. (2010). Theo kết quả của nghiên cứu này thì tỷ lệ tế bào trứng thành thục in vitro trở lại sau đông lạnh – giải đông cao nhất ở nhóm tiếp xúc 1 phút (30,62%; P<0,05), thấp nhất là ở nhóm 3 phút (10,11%; P<0,05).
Sự khác nhau về tỷ lệ thành thục giữa hai nhóm tiếp xúc 30 giây và tiếp xúc 2 phút là không có ý nghĩa (tương ứng: 19,07% và 20,31%; P>0,05). Tỷ lệ tế bào trứng thành thục in vitro trở lại giảm dần và khác nhau có ý nghĩa theo thời gian tiếp xúc từ mức thời gian 1 phút (P<0,05).
Karima và cs. (2010) cho rằng thời gian tiếp xúc của tế bào trứng với chất bảo vệ lạnh chỉ có một giới hạn nhất định, nếu vượt quá giới hạn này tế bào trứng sẽ chết sau khi tiếp xúc. Các tác giả này khi kiểm tra hình thái của tế bào trứng sau tiếp xúc nhận thấy tỷ lệ sống của tế bào trứng trâu chưa thành thục là không khác nhau giữa các thời gian tiếp xúc 30 giây, 1 phút và 5 phút đối với các chất bảo vệ lạnh DMSO, EG và Glycerol. Tuy nhiên tỷ lệ thành thục in vitro trở lại sau tiếp xúc ở nhóm 5 phút là thấp hơn so với 1 phút và 30 giây.
Bảng 8: Sự thành thục in vitro của tế bào trứng trâu đầm lầy sau đông lạnh – giải đông ở các thời gian tiếp xúc khác nhau (tiếp xúc 2 bước)
Thời gian tiếp xúc ở bước cuối cùng
Số tế bào trứng có hình thái bình thường sau đông
lạnh-giải đông Tế bào trứng thành thục Số tế bào trứng % (M ± SE) 30 giây 173 33 19,07bc ± 1,05 1 phút 209 64 30,62ab ± 0,45 2 phút 128 26 20,31bc ± 0,39 3 phút 89 9 10,11c ± 1,26
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Trong quá trình đông lạnh tế bào trứng, thời gian tế bào trứng tiếp xúc với chất bảo vệ lạnh là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho sự thành công của quá trình này. Khi thời gian tiếp xúc quá dài sẽ làm cho tế bào trứng chịu nhiều ảnh
hưởng bất lợi từ độc tố của chất bảo vệ lạnh dẫn đến những tổn thương không thể hồi phục. Nhưng nếu thời gian tiếp xúc quá ngắn, tế bào trứng không loại bỏ được hết nước nội bào thì sẽ dẫn đến sự hình thành tinh thể đá trong quá trình đông lạnh, do đó sẽ làm tổn thương tế bào trứng và làm giảm hiệu quả của quá trình đông lạnh-giải đông.
Theo Kasi (1996) để đảm bảo cho sự thành công của quá trình thủy tinh hóa thì phải đảm bảo được thời gian tế bào trứng tiếp xúc với chất bảo vệ lạnh là tối ưu, qua đó sẽ làm giảm những tổn thương lạnh và ngăn chặn sự hình thành tinh thể đá. Martins và cs. (2005) cũng cho rằng đối với tế bào trứng bò mặc dù cách thức tiếp xúc là 2 bước nhưng nếu ở bước 1 tế bào trứng tiếp xúc lâu với chất bảo vệ lạnh trong môi trường trước cân bằng với nồng độ cao sẽ gây bất lợi cho sự thành thục in vitro trở lại của tế bào trứng bò chưa thành thục sau đông lạnh-giải đông.