b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)
3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi đến sự thành thục in vitro tế bào
Môi trường được sử dụng rộng rãi hiện nay trong nuôi thành thục in vitro
tế bào trứng trâu là TCM 199 và Ham’s F-10 (Kumar và Anand, 2012; Hammam và cs., 2010). Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai môi trường nuôi thành thục in vitro tế bào trứng trâu là TCM 199 hoặc Ham’s F-10 có bổ sung thêm kháng sinh (100iu Penicillin/ml + 0,1mg Streptomycin/ml), huyết thanh thai bò (FCS), hormone kích thích nang trứng (FSH). Hiệu quả của các dạng môi trường nuôi được đánh giá dựa vào tỷ lệ thành thục và tạo phôi in vitro của tế bào trứng trâu sau nuôi. Sử dụng phương pháp nhuộm nhân tế bào như đã mô tả ở mục 2.4.4 để đánh giá sự thành thục của tế bào trứng. Tế bào trứng thành thục là tế bào trứng có nhân ở giai đoạn Metaphase II, xuất hiện thể cực thứ nhất.
3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi đến sự thành thục in vitro tế bào trứng trâu trâu
Kết quả thể hiện ở bảng 3 cho thấy không có sự khác nhau (P>0,05) khi so sánh tỷ lệ thành thục giữa TCM 199 và Ham’s F-10 khi bổ sung riêng lẻ FCS và FSH. Kết quả này tương tự như báo cáo của Hegab và cs. (2009). Hegab và cs. (2009) cũng không nhận thấy sự khác nhau giữa TCM 199 và Ham’s F-10 khi cùng bổ sung FCS.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, khi bổ sung kết hợp cả FSH và FCS vào môi trường Ham’s F-10 và TCM 199 thì môi trường Ham’s F-10 cho tỷ lệ thành thục cao hơn so với TCM 199 (tương ứng là 74,64% và 63,28%; P<0,05). Thậm chí theo kết quả ở bảng 3, khi nuôi tế bào trứng trâu trong môi trường Ham’s F-10 có bổ sung kết hợp FCS và FSH cho tỷ lệ tế bào trứng trâu thành thục sau nuôi cao nhất (74,64%; P<0,05).
Bảng 3: Tỷ lệ thành thục của tế bào trứng trâu sau khi nuôi in vitro trong một số môi trường nuôi khác nhau
Môi trường nuôi thành thục
Số tế bào trứng nuôi thành thục Tế bào trứng thành thục Số tế bào trứng % (M ± SE) TCM 199 + FCS 203 102 50,24c ± 1,38 TCM 199 + FSH 200 103 51,5c ± 1,47 TCM 199 + FCS + FSH 207 131 63,28b ± 1,72 Ham F10 + FCS 213 108 50,7c ± 1,39 Ham,s F10 + FSH 209 112 53,6c ± 1,28 Ham,s F10 + FCS + FSH 209 156 74,64a ± 1,76
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Kết quả này cho thấy FSH có tác động tích cực đến sự thành thục in vitro
mẽ của lớp tế bào nang bao xung quanh, bởi vì các tế bào nang chính là cầu nối trao đổi giữa tế bào trứng và môi trường nuôi trong quá trình nuôi thành thục in vitro. Sự có mặt của FSH trong môi trường nuôi thành thục sẽ làm tăng quá trình giãn nở của lớp tế bào nang, kích thích quá trình thành thục nhân của tế bào trứng (Totey và cs., 1992, 1993; Palta và Chauhan, 1998), qua đó sẽ làm tăng tỷ lệ tế bào trứng thành thục sau nuôi in vitro.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Ham’s F-10 nâng cao được hiệu quả nuôi thành thục in vitro tế bào trứng trâu hơn TCM 199. Điều này là phù hợp với báo cáo của Hammam và cs. (1997); Totey và cs. (1992); Abdoon và cs. (2001). Abdoon và cs. (2001) nhận thấy tế bào trứng trâu được nuôi thành thục in vitro
trong Ham’s F-10, sau thụ tinh có tỷ lệ phân chia và phát triển tốt hơn khi nuôi thành thục in vitro trong TCM 199; MEM hoặc RPMI-1640. Hammam và cs. (1997) cũng nhận thấy rằng Ham’s F-10 là môi trường nuôi thành thục tế bào trứng trâu có hiệu quả hơn so với TCM 199. Kết quả này cũng được Totey và cs. (1992) khẳng định; các tác giả này cho rằng khi nuôi thành thục in vitro tế bào trứng trâu trong môi trường Ham’s F-10 có bổ sung FCS và hormone cho hiệu quả cao hơn nuôi trong môi trường TCM 199 có bổ sung FCS và hormone.