Ảnh hưởng của phương pháp đông lạnh đến chất lượng tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 104)

b. Đông lạnh cực nhanh (ultra rapid freezing)

3.5.2. Ảnh hưởng của phương pháp đông lạnh đến chất lượng tế bào

trâu thu được sau đông lạnh – giải đông

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phương pháp đông lạnh đến chất lượng tế bào trứng trâu thu được sau đông lạnh – giải đông được thể hiện ở bảng 11.

Bảng 11: Chất lượng tế bào trứng trâu thu được sau đông lạnh-giải đông

Phương pháp

Số tbt thu được sau

ĐL - GĐ

Tế bào trứng có hình thái bình thường thu

được sau ĐL - GĐ

Tế bào trứng có hình thái không bình thường

thu được sau ĐL - GĐ

Số tế bào trứng % (M ± SE) Số tế bào trứng % (M ± SE) Cọng rạ truyền thống 320 265 82,81b ± 2,48 55 17,19a ± 2,48 Cọng rạ hở 345 315 91,3a ± 1,73 30 8,7b ± 1,73 Vi giọt 336 302 89,88a ± 2,73 34 10,12b ± 2,73

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Tế bào trứng: tbt. Đông lạnh-giải đông: ĐL-GĐ

Kết quả ở bảng 11 cho thấy, tỷ lệ tế bào trứng có hình thái bình thường thu được sau đông lạnh-giải đông dao động từ 82,81% đến 91,3% tùy thuộc vào phương pháp đông lạnh.

Kết quả trong nghiên cứu này là phù hợp với một số báo cáo về đông lạnh tế bào trứng. Theo Dhali và cs. (2000a) tỷ lệ tế bào trứng trâu chưa thành thục có

hình thái bình thường sau đông lạnh - giải đông dao động giữa 88% - 98%. Còn theo Hong và cs. (1999) thì tỷ lệ tế bào trứng người chưa thành thục có hình thái bình thường sau đông lạnh-giải đông là 84%.

Hình 10: Tế bào trứng trâu đầm lầy chưa thành thục có hình thái không bình thường sau đông lạnh – giải đông (độ phóng đại 10 lần)

Tỷ lệ tế bào trứng thu được có hình thái bình thường (Hình 11) ở nhóm cọng rạ hở và vi giọt đều cao hơn (P<0,05) so với cọng rạ truyền thống cho thấy phương pháp thủy tinh hóa sử dụng cọng rạ hở và vi giọt có hiệu quả hơn so với phương pháp sử dụng cọng rạ truyền thống. Mặc dù cả ba phương pháp này đều sử dụng một loại môi trường pES, VS với cùng một nồng độ chất bảo vệ lạnh nhưng chất lượng tế bào trứng thu được sau đông lạnh – giải đông ở nhóm cọng rạ truyền thống vẫn kém hơn nhóm cọng rạ hở và vi giọt. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do trong phương pháp thủy tinh hóa bằng cọng rạ hở và vi giọt, vật chứa mẫu có cấu tạo ưu thế hơn nên đã làm tăng tốc độ đông lạnh-giải đông, nhờ đó tế bào trứng vượt qua được vùng nhiệt độ nguy hiểm, giảm thiểu những tác động nguy hiểm do độc tố của chất bảo vệ lạnh và áp suất thẩm thấu gây ra (Yavin và Arav, 2001).

Hình 11: Tế bào trứng trâu đầm lầy chưa thành thục có hình thái bình thường sau đông lạnh – giải đông (độ phóng đại 10 lần)

Theo Dinnyes và cs. (2000) cọng rạ truyền thống có thành cọng rạ dày vì vậy nó tạo ra lớp cách nhiệt giữa môi trường chứa tế bào trứng và nitơ lỏng nên làm giảm tốc độ đông lạnh, quá trình thủy tinh hóa có thể không hoàn toàn nên ảnh hưởng đến chất lượng của tế bào trứng sau đông lạnh – giải đông.

Trong phương pháp cọng rạ hở đường kính bên trong và độ dày của thành cọng rạ hở được giảm đi đáng kể so với cọng rạ truyền thống (tương ứng từ 1,7mm xuống 0,8mm và từ 0,15mm xuống 0,07mm). Còn trong phương pháp vi giọt, vật chứa mẫu là dạng vi giọt chỉ gồm dung dịch VS và tế bào trứng; giữa dung dịch chứa mẫu và nitơ lỏng không có lớp cách nhiệt do chúng được tiếp xúc trực tiếp; do đó tốc độ đông lạnh-giải đông ở hai phương pháp này được gia tăng đáng kể so với phương pháp thủy tinh hóa bằng cọng rạ truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh tế bào trứng trâu đầm lầy (Bubalus bubalis) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w