Mô hình cư trú

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 69)

- Các loại di vật nhỏ: Các loại hình di vật nhỏ như đồ trang sức, tấm niêm

2.2.1. Mô hình cư trú

Nhìn vào bản đồ di tích khảo cổ học [Bản đồ 1.3] có thể nhận ra địa bàn phân bố của văn hoá Óc Eo khá rộng khắp trên cả vùng đất Tây và Đông Nam Bộ. Trong đó, miền TNB là nơi tập trung nhiều nhất các di tích với các loại hình khác nhau. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng vùng, các di tích có sự phân bố khác nhau: trên các giồng đất ven sông, các gò cao vùng đồng bằng và các gò thấp dọc triền sông. Dù phân bố ở các gò cao hay ven các con sông, ven biển thì hình thức cư trú theo mô hình “vệ tinh” cũng được cư dân Óc Eo chọn lựa. Nghĩa là xung quanh các trung tâm đô thị có các khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, sản xuất các loại hàng thủ công, cũng có thể là các địa điểm trao đổi, mua bán bao quanh, tạo thành “vệ tinh”. Các khu trung tâm thường là nơi tập trung hoạt động chính trị, văn hoá, tôn giáo và có cả các xưởng sản xuất thủ công quan trọng. Chẳng hạn:

Khu di tích Óc Eo- Ba Thê được coi là một trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo - văn hoá quan trọng nhất của cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL; là trung tâm quyền lực lớn trong giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ VII. Nơi đây còn có cảng biển quốc tế, có sự giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Theo Louis Malleret, xung quanh di tích Óc Eo - Ba Thê trong vòng 20km có khoảng

5 di tích. Đó là di tích Lung Giầy Mé cách kênh Núi Sập - Ba Thê 2km về phía Bắc (nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang); di tích Định Mỹ cách Núi Sập 3km về phía tây Bắc (nay thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang); di tích Lung Mốp Văn cách núi Ba Thê 8km về phía Tây Bắc (nay thuộc xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang); di tích Lung Lỗ - Mô (nay thuộc xã Mỹ Tú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang); di tích Tráp Đá cách núi Ba Thê 12km về phía Đông Bắc (nay thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) [153]. Ngoài ra, 2 di tích Lung Giếng Đá và Tà Kêv cũng nằm cách khu di tích Óc Eo 12km về phía Tây Nam (nay thuộc xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Như vậy, khu di tích Óc Eo được coi là trung tâm và các di tích này là những điểm “vệ tinh” có vai trò “hậu cứ” trong phức hợp di tích Óc Eo - Ba Thê. Đây là hình thức cư trú nổi bật và rõ nét nhất theo mô hình vệ tinh.

Khu di tích Gò Tháp - Tháp Mười được coi là khu trung tâm quan trọng thứ hai. Nó là di tích lớn nhất trong vùng Đồng Tháp Mười, là trung tâm tôn giáo, văn hoá, chính trị của cả một vùng rộng lớn. Nơi đây có các loại hình cư trú trên nhà sàn dựng trên cọc gỗ, các loại di tích xưởng thủ công chuyên làm đồ trang sức bằng vàng, tượng gỗ và di tích kiến trúc… Khu di tích Gò Tháp cùng với các di tích như: Phú Long, Mỹ Tây 3, Gò Dung, Gò Hàng, Gò Đế, Gò Vĩnh Châu A, Trấp Gáo Miễu… hợp thành một cụm nằm giữa Đồng Tháp Mười, trong đó, khu di tích Gò Tháp đóng vai trò là trung tâm, các di tích trong địa phận Long An và cánh đồng phía bắc Gò Tháp đóng vai trò là “hậu cứ”.

Di tích Cạnh Đền (Vĩ Thuận, Kiên Giang) phân bố trên phạm vi rộng đến hàng trăm hecta, nơi đây được coi là một tiền cảng quan trọng của vùng. Nó nằm ở ví trí ven biển phía Nam, đóng vai trò là một trung tâm, bao quanh bởi các di tích vệ tinh như: Kè Một, Nền Vua, Vĩnh Hưng, Vương Miếu…

Như vậy có thể thấy, cư dân Óc Eo thường chọn những nơi cao ráo, thậm chí là sườn núi để sinh sống, nhưng bao giờ cũng nằm ven biển, cạnh những con

sông hoặc có những mương nước, luôn tuân thủ theo nguyên tắc mô hình cư trú “trung tâm” và “vệ tinh” như đã chứng minh.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w