- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều
4.4.2. Sự tiếp biến các yếu tố văn hoá tinh thần
Nhờ tính cởi mở, ít kỳ thị với các tư tưởng và tôn giáo mới, cư dân Óc Eo đã tiếp nhận các yếu tố văn hoá đến từ Ấn Độ. Cùng với các nhân tố văn hoá kèm theo, các tôn giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của cư dân nơi đây. Các thể chế nhà nước cùng với chữ viết, những tri thức khoa học, văn hoá, nghệ thuật… được cư dân Óc Eo tiếp nhận, đồng thời bản địa hoá tạo nên những nét rất riêng.
Về ngôn ngữ, chữ viết: Khác với sự tiếp xúc văn hoá Hán - Việt ở phía Bắc Việt Nam, vương quốc Phù Nam tiếp xúc văn hoá Ấn Độ không chịu sự
thống trị của Ấn Độ. Nền văn hoá Ấn Độ được chuyển tải qua con đường truyền giáo và buôn bán hoà bình. Vì vậy, con đường tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự chủ yếu qua đạo Bàlamôn, đạo Phật, “Chữ viết ở vùng châu thổ sông MêKông vào khoảng đầu Công nguyên là một sản phẩm của sự giao lưu văn hoá do các thương nhân, các tu sĩ Phật giáo và Ấn giáo đem đến” [54, tr.49].
Từ những ngày đầu lập quốc, vương quốc Phù Nam đã đi theo mô hình nhà nước của Ấn Độ, bên cạnh các tôn giáo đóng vai trò quốc giáo, nền giáo dục Ấn Độ cũng được sao phỏng nơi đây. Con đường vay mượn ngôn ngữ được chuyển tải trước hết là qua các kinh, sách, sau đó mới đến giáo dục. Các vương triều Phù Nam đều thiết lập chế độ vương quyền kết hợp với thần quyền. Do đó, nhà vua cùng với tăng lữ rất giỏi ngôn ngữ và văn tự Ấn Độ. Chính quyền, triều đình và tăng lữ đã du nhập hệ thống chữ viết Brahmi và ngôn ngữ Sanskrit của Ấn Độ.
Tư tưởng tôn giáo: Sau khi Hỗn Điền - một tu sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ theo thuyền buôn tới Phù Nam, rồi làm vua của nước này đã “tuỳ theo luật Ấn Độ mà sửa đổi lại nền nếp trong nước”. Bàlamôn giáo trở thành quốc giáo, thâu tóm cả vương quyền lẫn thần quyền. Siva giáo với biểu tượng linga, yoni và Vishnu giáo với các biểu tượng con ốc, bánh xe, quả cầu, cây gậy được phổ biến rộng khắp vùng ĐBSCL. Sự kết hợp giữa hình tượng Siva và Vishnu tạo thành thần Harihara (Hari = Visnu + Hara = Siva) có ý nghĩa là thần hộ mạng cho cư dân Phù Nam, được thờ rộng rãi trong nhân dân.
Khoảng từ thế kỷ II trở đi, đạo Phật cũng được du nhập vào Phù Nam và phát triển mạnh cho đến thế kỷ VII - VIII. Tuy không giữ vị trí quan trọng như Bàlamôn giáo, nhưng đạo Phật có tác động tích cực đến đời sống của cư dân Óc Eo, tạo được mối quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước trong khu vực: Nam Tông với các nước Nam Á, Bắc Tông với Trung Quốc và các nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Hán (Đông Á). Dù Bắc Tông hay Nam Tông, khi đến đây đều được bản địa hoá cho phù hợp với điều kiện sống của cư dân bản địa.
khu vực Đông Nam Á, G.Coedes cho rằng: “ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn hoá có tổ chức, dựa trên quan điểm của Ấn Độ về vương quyền, có đặc trưng là những lễ thức thờ cúng Hindu giáo hoặc Phật giáo” [27, tr.19].
Về nghệ thuật: Phù Nam có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chịu ảnh hưởng bởi các trào lưu nghệ thuật ở Ấn Độ. Cũng như Ấn Độ, nghệ thuật Phù Nam hầu hết đều phục vụ cho một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện, chủ yếu từ hai tôn giáo Phật giáo và Hindu giáo. Những hiện vật được tìm thấy ở các di tích Óc Eo là các vật nhỏ, mảnh vàng và một số loại tiền bằng kim loại đều có nhiều hình vẽ thể hiện những biểu tượng tôn giáo, biểu tượng Ujain, hình cá và hình đinh ba được thấy trên các mảnh tiền dập (punch - marked coins) - một loại tiền được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Rõ ràng, từ cái nôi của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, đã có các mối quan hệ thông qua những con đường buôn bán giao thương và các mối quan hệ chính trị tới vùng này.
Nghệ thuật trong Phật giáo có thể đã được đem đến và thể hiện ở đây từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay, do sự phát hiện rời rạc của các tư liệu, chúng ta chưa thể nhận diện hết các giá trị của nghệ thuật Phật giáo được thể hiện trên các hiện vật. Trong các di tích ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp đã phát hiện với số lượng lớn các loại tượng Phật, với nét mặt thanh thoát, dáng vẻ nhẹ nhàng. Đặc biệt là những tượng Phật gỗ ở Gò Tháp chịu ảnh hưởng từ các trung tâm nghệ thuật nổi tiếng như Gandhara, Mathura và các trung tâm nghệ thuật giai đoạn sớm ở vùng Andhara (Nam Ấn).
Nghệ thuật Gupta ở miền Bắc và nghệ thuật Pallava ở miền Nam Ấn cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật của văn hoá Óc Eo. Bên cạnh việc tiếp thu liên tục những ảnh hưởng mới, các nghệ nhân bản địa tiếp tục sáng tạo và định hình những nét phong cách riêng của mình về trang phục, đặc điểm nhân thể và các tiêu chí tiếu tượng. Có thể nói nghệ thuật của Gupta và Pallava đã cung cấp những yếu tố và hình mẫu cơ bản nhất để hình thành nên hệ thống
tiếu tượng Hindu giáo và Phật giáo ở ĐBSCL. Đồng thời sự giao lưu thường xuyên với nhiều khu vực khác nhau trên tiểu lục địa Ấn Độ đã khiến cho nhiều dòng ảnh hưởng cùng gặp gỡ tại đây. Điểm độc đáo của nghệ nhân là từ những tiêu bản Ấn Độ, họ biết tiếp thu có chọn lọc để tạo nên những phong cách khác nhau theo truyền thống văn hoá của địa phương [74, tr.178-179].