Nghề chế tác đồ trang sức

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 96)

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

2.4.2.5. Nghề chế tác đồ trang sức

- Nghề kim hoàn: Có thể nói, nghề kim hoàn là một trong những nghề

phát triển mạnh mẽ nhất trong xã hội Óc Eo thời bấy giờ, nghề kim hoàn đã đạt đến trình độ hoàn thiện. Sự tinh xảo trên một số đồ trang sức thể hiện rõ nét tài hoa cũng như trình độ kỹ thuật của người thợ kim hoàn đương thời. Những dấu tích phát triển rực rỡ của nghề kim hoàn để lại trên vùng ĐBSCL một cách rõ nét. Trước hết là số lượng di vật bằng vàng: Các di vật bằng vàng được tìm thấy rất nhiều trong văn hoá Óc Eo, có những địa điểm, các di vật xuất hiện với số lượng lớn, được xem là “Cánh đồng vàng”. Bộ sưu tập trước những năm 1975 lên đến 1.311 đồ trang sức bằng vàng [130, tr.922]. Từ sau 1975 trở lại đây, các loại hiện vật trên cũng tiếp tục được tìm thấy trong các di tích văn hoá Óc Eo. Đặc biệt, tại di chỉ Đá Nổi An Giang khai quật năm 1983, đã “phát hiện 317 hiện vật bằng vàng, phần lớn là những lá vàng mỏng có chạm hình người, thần linh, động vật trong thiên nhiên và động vật biểu tượng của các thần linh, thảo mộc, vật thể và chữ viết, gồm những biểu tượng Ấn giáo, nhưng được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên bản địa [130, tr.922]. Điều này cũng được L.Malleret khẳng định “mặc dù có mang phong cách Ấn Độ, đồ vàng của chúng rõ ràng là sản phẩm của công nghiệp địa phương” [142, tr.3].

mẽ là sự phát hiện những dấu tích của các di tích xưởng thủ công. Những dấu tích này thường được lưu lại trong lớp đất văn hoá cư trú, thành những vũng, ô có diện tích không lớn. Trong những vũng, những ô đó thường tích tụ ở mật độ cao những hạt vàng nhỏ như trứng cá, những mạt, bụi vàng rơi vãi trong lúc gia công, những chiếc nồi có thể dùng để đúc vàng, đá thử vàng, thỏi vàng và một ít đồ trang sức đang được chế tác dang dở… Loại di tích này hầu như chỉ mới phát hiện trong các khu di tích ở vùng thấp trũng như ở Óc Eo, Phum Quao, Đá Nổi (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang), Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Hàng, Gò Dung (Long An). Trong đó, di tích Óc Eo và Gò Hàng là hai nơi có di tích thủ công kim hoàn lớn rộng nhất, số lượng các di vật lớn, mẫu mã sản phẩm đa dạng [25, tr.311]. Trong một nghiên cứu khác Lương Ninh cũng từng cho rằng: “Có rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu chế tác đồ trang sức mà mấy cái nồi nấu kim loại quý, búa, đá thử lửa, cùng với vụn vẩy vàng vương vãi trên thảm cát” [96, tr.39]. Từ những dấu tích này cho thấy, nghề kim hoàn không còn là một hiện tượng đơn lẻ, mà nó đã đạt đến trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất cũng như tiêu thụ, nó đã hình thành những “phường lò thợ kim hoàn thời cổ” [140, tr.332].

Về kỹ thuật sản xuất, qua những sản phẩm phát hiện được trong các di chỉ mộ táng như khuyên tai, bông tai, nhẫn, mặt đeo hình bông hoa, hình ngọn lửa có đính đá quý cùng với nhiều lá vàng dát mỏng hoặc rất mỏng, cắt thành hình bông hoa, chạm dập thành hình người, động vật, thảo mộc, chữ viết… đã cho phép xác định người thợ kim hoàn thời kỳ Óc Eo “thành thạo về tất cả các phương pháp chế tác đồ vàng bạc cổ truyền” [142, tr.8]. Họ biết dùng búa để dát mỏng các thỏi vàng, kéo thành dây, cắt lá vàng thành những sợi nhỏ, dũa, đúc bằng khuôn. Đặc biệt là cách dát những hạt tròn nhỏ nổi trên đồ trang sức là một công đoạn khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật đạt đến trình độ điêu luyện mới có thể thực hiện được, nhưng đã được cư dân nơi đây thực hiện một cách thuần thục. Điều này cho thấy, nghề kim hoàn ở đây đã rất phát triển.

Óc Eo, nhưng có thể nói rằng, “trong thời cổ đại, miền này có thể là một trong những Kim thổ” [142, tr.4] quan trọng của thế giới. Có lẽ, chính vì vậy mà Ấn Độ mở rộng “bành trướng” về phía Đông, mở rộng giao thương với Phù Nam ngay từ thế kỷ I SCN. Trong công trình “Các nhà nước Ấn Độ hoá” G.Coedes cho rằng, mục đích của những người Ấn Độ đến đây là vàng chứ không phải bành trướng, tìm kiếm thuộc địa. Như vậy, có thể nghĩ rằng, những đồ trang sức bằng vàng của cư dân Óc Eo được chế tạo từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, trước hết là nguồn nguyên liệu của địa phương và sau đó có thể có cả nguyên liệu ngoại nhập được các thương nhân đưa đến. Nhờ bàn tay khéo léo, những người thợ kim hoàn đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với nhu cầu của thị trường các nước.

Nghề kim hoàn chủ yếu là gia công đồ trang sức quý phục vụ cho các tầng lớp trên, sản xuất các lá vàng để làm tài sản cất giữ và có thể còn được dùng trong việc mua bán, trao đổi. Họ không chỉ sử dụng trang sức bằng vàng cho người sống, sử dụng trong tôn giáo tín ngưỡng của mình mà còn sử dụng cho người đã chết làm vật chôn theo. Như vậy, có thể nói, vàng là kim loại rất quan trọng trong đời sống, nghề kim hoàn đặc biệt phát triển trong xã hội của cư dân Óc Eo ở miền TNB trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

- Sản xuất đồ trang sức thuỷ tinh: Nghề làm đồ trang sức bằng thuỷ tinh

xuất hiện khoảng từ thế kỷ V, IV TCN ở vùng miền Đông Nam Bộ [62], sau đó, đã nhanh chóng ảnh hưởng, lan toả đến nhiều nơi trong vùng, trong đó có vùng TNB vào khoảng thế kỷ II SCN. Qua các đợt khai quật, trong các di tích văn hoá Óc Eo, đã phát hiện rất nhiều những chiếc vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, hạt chuỗi bằng các chất liệu đá, mã não, thạch anh, thuỷ tinh… với nhiều màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau.

Tại di tích Gò Ô Chùa (Long An), các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu vết của giọt thuỷ tinh nóng chảy và cả những mẫu thuỷ tinh nguyên liệu [49, tr.287]. Điều này càng chứng tỏ nghề sản xuất thuỷ tinh đã tồn tại ở đây từ rất sớm. Thuỷ tinh là chất liệu người Óc Eo tự chế tác được, đồ thuỷ tinh Óc Eo

chủ yếu được làm bằng kỹ thuật ép khuôn và gia công sau khi gỡ khuôn. Sản phẩm thuỷ tinh ở đây còn khá nhiều bọt và ở dạng sợi, ngoại trừ loại hình khuyên tai có chất lượng cao hơn. Người thợ có thể chủ động tạo màu cho thuỷ tinh từ khi trộn phối liệu sống, hoặc ngay khi tạo dáng. Các hiện vật trang sức thuỷ tinh Óc Eo, trong đó có nhẫn và các hạt chuỗi luôn được đánh giá cao về trình độ thẩm mỹ.

- Nghề làm đồ trang sức bằng đá quý: Mặc dù đồ trang sức bằng thuỷ

tinh đã xuất hiện, tuy nhiên, đồ trang sức bằng đá quý trong văn hoá Óc Eo vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong loại hình đồ trang sức. Đồ trang sức bằng đá chủ yếu được chế tác từ các loại đá quý như mã não, thạch anh, ngọc thạch, kim cương, hổ phách... Những đồ trang sức bằng đá xuất hiện trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo bao gồm khuyên tai, vòng tay, hạt chuỗi, mặt nhẫn…

Kỹ thuật chế tác chủ yếu vẫn là ghè, đẽo, cưa, khoan, mài, đánh bóng, nhưng mọi thao tác đều rất hoàn thiện; độ tinh tế thể hiện trên từng sản phẩm. Có thể nói nghề trang sức bằng đá trong văn hoá Óc Eo đã đạt đến trình độ cao về mỹ thuật, điển hình nhất là chiếc khuyên tai hình đầu thú. Bên cạnh đó còn có các hạt chuỗi được gia công rất công phu, có lỗ xuyên qua vô cùng nhỏ, chứng tỏ phải có những chiếc mũi khoan rất nhỏ, sắc và tay nghề của người thợ phải đạt đến trình độ điêu luyện mới có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh tế như vậy.

Nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu để làm nên những viên đá quý (mã não, thạch anh, ngọc thạch, kim cương, hổ phách...) có thể được khai thác tại chỗ. Điều này đã được Tân Đường thư từng nhắc đến “Dân Phù Nam tìm thấy kim cương rất nhiều dưới lòng sông, trên núi đá. Dân chúng lặn xuống nước, mò kiếm dễ dàng” [2, tr.141].

- Nghề làm đồ trang sức bằng các loại chất liệu khác: Ngoài nghề làm đồ trang sức bằng vàng và thuỷ tinh thường thấy, trong văn hoá Óc Eo còn có nghề làm đồ trang sức bằng đá, đất nung và vỏ các loại nhuyễn thể… Tuy nhiên, những đồ trang sức làm bằng chất liệu này được tìm thấy không nhiều. Rất có thể

nó chỉ được dùng cho những người nghèo, người có địa vị thấp kém trong xã hội. Tóm lại, trong quá trình phát triển xã hội, với sự xuất hiện hàng loạt các công xưởng chuyên sản xuất, chế tạo đồ trang sức, chứng tỏ rằng, con người ở thời đại Óc Eo đã tiến lên một trình độ cao hơn trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp. Nó phản ánh nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của con người; sự phát triển, phồn thịnh của xã hội.

2.4.2.6. Nghề mộc

Cùng với nghề điêu khắc, tạc tượng trong văn hoá Óc Eo, nghề mộc ra đời từ rất sớm và phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoài những tượng gỗ, dấu vết của đồ gỗ như cột nhà sàn, sàn gỗ, cột tạo thành hình linga, hình con tiện, trụ lan can, trục bánh xe, thuyền bè cùng với nhiều thanh gỗ gọt đẽo vuông vức được xếp trong một số ngôi mộ hoả táng… được phát hiện rải rác trong các di tích Óc Eo. Điều này chứng tỏ, nghề mộc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày của cư dân Óc Eo. Những trụ lan can, trục bánh xe, thuyền bè hay các loại tượng Phật bằng gỗ là những sản phẩm của người thợ thủ công đã đạt đến trình độ chuyên môn hoá cao [13, tr.126].

Đặc biệt, trong môi trường sông nước như vùng ĐBSCL, chiếc thuyền có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo. Vì thế, nghề đóng thuyền chắc chắn đã ra đời và rất phát triển trong xã hội này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện được dấu tích của nghề đóng thuyền. Chứng cứ về phát triển của nghề này chỉ thông qua vết tích của những chiếc thuyền [hình 1, 2; 2.6] được phát hiện ở An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang (Đá Nổi), Cần Thơ, Đồng Tháp… hoặc các di vật có hình con thuyền như: con dấu có hình thuyền...

Ngoài ra, trong các thư tịch cổ Trung Quốc có nhắc đến khá cụ thể về nghề đóng thuyền và phương tiện đi lại của cư dân Óc Eo vào thời ấy: “thuyền (Phù Nam) có chiều dài 7,8 trượng, rộng 6,7 thước, đầu như đuôi cá” hay “nước Phù Nam đẵn gỗ làm thuyền, chiều dài đến 12 tầm, rộng 6 thước, đầu đuôi như cá, dùng sắt bọc những nơi hiểm yếu. Chiếc lớn chở cả trăm người” [2, tr.136]… Qua dấu tích của những con thuyền đã được phát hiện, có thể đoán định

kỹ thuật đóng thuyền thời kỳ này chủ yếu bằng cách chọn những cây to, khoét rỗng thân, sau đó đóng hai thanh gỗ phía hai đầu mũi thuyền. Với kỹ thuật này, chủ yếu cho ra những sản phẩm là những chiếc thuyền nhỏ, thuyền độc mộc. Đối với những chiếc thuyền lớn, có thể chở cả trăm người như thư tịch cổ Trung Quốc từng nhắc đến hiện nay chưa tìm thấy dấu vết của xưởng đóng thuyền hay các di vật thuyền. Có thể, do các cuộc khai quật hiện này chủ yếu diễn ra ở vùng cao, vùng đồi, gò; còn vùng bến cảng, sông chưa khai quật nhiều.

Như vậy, có thể nói, nghề đóng thuyền đã rất phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thông, trao đổi giữa các vùng nội địa và thế giới bên ngoài làm các hoạt động kinh tế của cư dân Óc Eo càng thêm phong phú.

2.4.2.7. Điêu khắc

Nghề điêu khắc là một nghề không chỉ đòi hỏi người thợ phải có trình độ kỹ thuật cao, nghệ thuật tinh tế mà còn phải thông hiểu thần thái của mỗi vị thần muốn thể hiện. Mặc dù, đòi hỏi của nghề này khắt khe, nhưng nghề điêu khắc lại là một trong những nghề phát triển rực rỡ nhất trong văn hoá Óc Eo, đã tạo được dấu ấn riêng trong nghề điêu khắc tạc tượng ở vùng ĐBSCL ngay từ thế kỷ II - III SCN. Các sản phẩm điêu khắc đa số mang tính chất tôn giáo. Hàng loạt tượng tròn và các sản phẩm mang tính tôn giáo được tìm thấy trong các di tích văn hoá Óc Eo. Tượng tròn thường được tạc thành khối, gồm những tượng của Hindu giáo và Phật giáo, trong đó, nhiều nhất là các tượng Hindu giáo. Các linh vật như linga, yoni cũng được tìm thấy khá phổ biến ở miền TNB, đa số đều nguyên dạng. Sự xuất hiện nhiều loại tượng trong các di tích đã cho thấy đây là một

“nghề được trọng dụng nhất” [19, tr.167]. Kỹ thuật điêu khắc của các nghệ nhân thời kỳ này đã đạt trình độ cao. Điều này được thể hiện qua những sản phẩm mang tính chất tôn giáo như các pho tượng, các vật thiêng… đặc biệt là những sản phẩm được làm từ chất liệu cứng chắc như đá.

Bên cạnh đó, trình độ điêu luyện của thợ điêu khắc còn được thể hiện qua các di vật là đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, nhẫn… Những người thợ chạm khắc trên đá và thợ chuyên chạm lộng trên đá quý kết hợp với thợ kim

hoàn tạo ra những đồ trang sức cao cấp phục vụ cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội và có thể dùng để thờ cúng các thần linh trong các đền đài. Những người thợ điêu khắc này có thể thực hiện với nhiều kích cỡ khác nhau và trên nguyên liệu đa dạng: đất nung, đá quí, vàng bạc và thuỷ tinh. Như vậy có thể thấy, vào thời kỳ này nghề điêu khắc đã rất phát triển, đạt tới trình độ khá cao.

Ngoài những ngành nghề nói trên, trong xã hội Óc Eo còn tồn tại một số nghề khác như xây dựng, đan lát… Đặc biệt là nghề xây dựng, có thể đã phát triển vượt bậc so với trước, không chỉ số lượng các ngôi đền tháp được dựng lên rất nhiều, mà kết cấu, kiểu dáng kiến trúc ngày một phức tạp [19, tr.167]. Minh chứng rõ nhất là khu phế tích nền móng Gò Tháp Mười, Bà Chúa Xứ (Đồng Tháp) được bố trí cân đối, hài hoà, có quy mô rộng lớn, kiến trúc vững chắc. Đây là công trình xây dựng được coi là tiên tiến trong các kiến trúc tôn giáo thời bấy giờ. Các kiến trúc ở Gò Trâm Quỳ và xa hơn là Bình Thạnh (Tây Ninh) có bố cục cùng loại nhưng về quy mô, kích thước nhỏ hơn.

Thủ công nghiệp chỉ có thể phát triển khi mà sản xuất nông nghiệp đạt đến một mức thặng dư có thể nuôi sống được những người không trực tiếp sản xuất lương thực và thực phẩm. Điều kiện tồn tại của nó chính là sự khéo léo tay nghề của người thợ thủ công, nguồn nguyên liệu phong phú và có thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Mỗi người thợ thủ công ở đây có một thói quen trong việc chế tác sản phẩm và cách suy nghĩ riêng về những vật do mình tạo ra. Những thói quen và suy nghĩ đó có thể là độc đáo, nhưng cũng có thể là do học hỏi, trao đổi và được truyền cho những người thợ khác cùng ngành nghề, dẫn đến một loại tâm lý “phường hội trong xã hội Óc Eo” [54, tr.343-344], nên mỗi di vật, ta có thể nhận ra một số thuộc tính chung của nó.

Trong thời kỳ này, tuy mới chỉ có 3 ngành nghề: kim hoàn, làm gốm và rèn đúc kim loại là có những hiện vật có tính chất dụng cụ chế tác, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, một số nghề thủ công của cư dân Óc Eo đã rất phát triển, họ có thể nắm chắc nền tảng kỹ thuật của từng nghề. Đồng thời, thể hiện

tài trí và sự sáng tạo của mình trong quá trình tạo ra các sản phẩm. Họ sử dụng

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w