Nghề trồng lúa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 79)

- Các loại di vật nhỏ: Các loại hình di vật nhỏ như đồ trang sức, tấm niêm

2.4.1.1. Nghề trồng lúa

Trong nông nghiệp, cây lúa luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư dân vùng ĐBSCL từ xưa tới nay. Trong một môi trường phổ biến là sình lầy, ẩm thấp, đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Sau mỗi lần lũ về lại đi, đã cung cấp phù sa cho ruộng đồng, tạo điều kiện cho nghề trồng lúa phát triển có thể chi phối toàn bộ hoạt động nông nghiệp nơi đây.

Theo các tài liệu của Trung Quốc, cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL trồng nhiều giống lúa khác nhau, có những loại “một năm trồng, ba năm thu hoạch” (Tấn Thư), hay “một năm cấy ba năm thu hoạch” (Tân Đường thư). Trong Chân Lạp phong thổ ký, Châu Đạt Quan đã ghi rõ: người dân ở đây có thể làm ba hay bốn mùa trong một năm, những nhà nông còn biết tính theo thời tiết lúc nào thì lúa chín và khi nào con nước lên xuống để có thể chọn giống lúa phù hợp với từng loại ruộng để gieo. Họ không dùng trâu bò để kéo cày; các dụng cụ làm nông như cày, bừa, liềm, hái có cách chế tạo rất đặc biệt. Làm ruộng và trồng rau đều không dùng phân bón cây, vì sợ không được sạch. Ở đây còn có một loại ruộng bãi, không gieo mà tự mọc, nước cao đến đâu thì lúa cũng mọc cao đến đó [100, tr.68-72]. Như vậy, theo nguồn tư liệu này, nghề lúa ở ĐBSCL mười thế kỷ đầu Công nguyên

đã rất phát triển, người nông dân ở đây đã có những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, nắm được quy luật tự nhiên cũng như đặc điểm của từng loại đất ruộng để chọn giống lúa, điều tiết lịch thời vụ cho phù hợp.

Tài liệu khảo cổ học đã cho chúng ta nhiều bằng chứng đáng tin nhất về nghề trồng lúa cổ ở ĐBSCL. Thời kỳ này, trong xã hội Óc Eo nghề trồng lúa rất có thể đã phát triển ở cả vùng cao lẫn vùng thấp. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh qua việc tìm thấy trong tầng văn hoá khảo cổ, trên đồ gốm, gạch có rất nhiều dấu tích của vỏ trấu, lúa và cả hạt gạo trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo khắp các tỉnh miền TNB cả vùng cao lẫn vùng thấp như di tích Giồng Cát, Óc Eo (Ba Thê), Gò Tháp, Nền Chùa (Kiên Giang)…

Lần đầu tiên tại Giồng Cát, L.Malleret phát hiện một chiếc nồi gốm cổ, bên trong là những hạt thóc gạo cháy hoàn toàn. Nhưng lúc đó, do những mẫu thóc gạo này ở tình trạng không tốt nên ông không chú ý, và sau đó đã bị thất lạc. Đến năm 1944, trong lúc tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở vùng Óc Eo, một lần nữa, ông lại phát hiện một số hạt thóc bị cháy đen, lẫn cùng với xương trâu bò [141, tr.97]. Nhưng lần này cũng không được nghiên cứu do bị thất lạc trong viện Bảo tàng. Mãi đến năm 1979, Võ Sĩ Khải và Đỗ Đình Truật (Viện KHXH tại Tp.HCM) đã điều tra thám sát vùng Ba Thê - Óc Eo và thu được 2 mảnh đất nung có lẫn vỏ trấu chưa bị cháy, 4 vỏ trấu khá hoàn chỉnh, dạng hạt thon và 1 mảnh trấu lẫn trong vụn gạch có dạng hạt dài. Theo ông, những hạt lúa này rất có thể là loại lúa trồng, vì chúng không có râu. Đến năm 1982, trong đợt khai quật năm ở di chỉ Nền Chùa (Kiên Giang), Võ Sĩ Khải và những người cộng tác cũng đã phát hiện 3 hạt thóc rời (1 hạt lép còn nguyên, 1 lép bị mủn và 1 chắc còn nguyên) có vỏ vàng sẫm, đôi chỗ sẫm nâu, hạt thon. Năm 1983, Lê Xuân Diệm và những người cộng tác trong lúc điền dã cũng phát hiện được một số hạt thóc cháy hoàn toàn ở độ sâu 3m, dưới chân gò mộ A1, trong vùng Ba Thê - Óc Eo thuộc tỉnh An Giang. Có những hạt rời và những hạt dính nhau thành tảng (nhỏ) [34, tr.239]… Những năm gần đây, hàng loạt các dấu tích về lúa gạo trong các di tích khảo cổ trên khắp các tỉnh ĐBSCL [hình 4,5 ; 2.9]

được phát hiện. Bên cạnh việc phát hiện các hạt lúa trong các di tích, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một số mảnh thực vật, theo suy đoán rất có thể là lá lúa. Điều này càng chứng tỏ rằng, trên châu thổ sông Cửu Long, nghề trồng lúa đã được hình thành và phát triển ngay những năm đầu Công nguyên.

Điểm nổi bật của nghề trồng lúa ở vùng ĐBSCL là sự xuất hiện khá nhiều giống lúa khác nhau [Bảng 3.4]: loại hạt tròn cỡ lớn, hạt dài, loại lúa hoang dại, lúa nổi [2, tr.125]… Loại lúa hạt tròn cỡ lớn là lúa cạn, vốn được trồng rộng rãi ở vùng “ruộng chờ mưa” trên địa hình đồi gò bán sơn địa. Loại lúa hạt dài là lúa nước được du nhập từ Ấn Độ, trồng ở những nơi đất khô ráo. Loại lúa nổi là lúa chịu nước, phù hợp ở những vùng thấp trũng, thường xuyên ngập nước nhiều tháng trong năm như vùng ĐBSCL; người ta gieo trước khi nước bắt đầu lên, cây lúa lớn dần theo mực nước, khi lúa chín họ bơi thuyền ra cắt lấy bông, những hạt rụng xuống lại tiếp tục mọc vào những mùa năm sau [92, tr.126-127]. Loại lúa mọc hoang dại, con người không cần phải trồng cũng như chăm sóc. Giống lúa này ngày nay gọi là “lúa ma” hoặc “lúa trời” chỉ xuất hiện ở vùng Đồng Tháp Mười. Tất cả những giống lúa này được trồng những kỹ thuật, phương thức canh tác, địa hình và được khai thác theo những cách thức khác nhau, làm nên sự phong phú cho nghề trồng lúa ở vùng ĐBSCL vào những thế kỷ đầu Công nguyên.

Như vậy, có thể thấy rằng, ở vùng ĐBSCL, nghề trồng lúa đã phát triển một cách mạnh mẽ từ thời kỳ Óc Eo. Thời kỳ này, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chính để nuôi sống con người nơi đây. Nghề trồng lúa không chỉ tác động mạnh đến đời sống vật chất, mà còn tác động đến đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo. Con người nơi đây đã biết sử dụng các kỹ thuật để trồng lúa, đặc biệt, nghề lúa nước mới khởi sự ở vùng thấp châu thổ. Nó đã nhanh chóng phát triển, làm thay đổi cơ bản nhiều lĩnh vực đời sống con người và xã hội, bắt đầu hình thành một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, tiếp nối nền văn minh lúa cạn vẫn phát triển ở vùng Đồng Nai.

Trong quá trình làm nông nghiệp, cư dân Óc Eo có thể đã phải sử dụng những dụng cụ lao động để phát quang, dọn đất làm ruộng và trồng các loại

cây…Đáng tiếc là cho đến nay, trong thư tịch cổ cũng như qua các đợt khai quật không hề thấy một công cụ nông nghiệp nào trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số trường hợp sau:

Thứ nhất, rất có thể cư dân Óc Eo đã sử dụng những nguyên liệu nguồn gốc thực vật sẵn có trong tự nhiên (trong đó, gỗ, tre, nứa là chính) để chế tác công cụ nông nghiệp, chẳng hạn như nọc gỗ cấy lúa của người Việt xưa ở vùng ĐBSCL vẫn dùng [hình 16; 2.3], hiện nay còn lưu giữ tại BTĐT hoặc những công cụ tương tự mà chúng ta chưa biết đến. Theo thời gian, cùng tác động phá hoại của khí hậu môi trường nhiệt đới nóng ẩm, các loại công cụ này không để lại dấu vết trong lòng đất. Đây là một giả thuyết dễ được chấp nhận nhất. Bởi lẽ, nó phù hợp với hoàn cảnh, môi trường, khí hậu lúc bấy giờ.

Thứ hai, cũng có thể, do đây là vùng sình lầy, ẩm thấp, cư dân nơi đây có thể đốt đồng và xạ lúa thẳng xuống ruộng như hiện nay người dân ở miền TNB vẫn đang làm, nên các công cụ lao động không được sử dụng. Sau khi lúa chín, có thể cũng không cần phải sử dụng công cụ lao động để thu hoạch, vì “ở Đông Nam Á, đối tượng thu hoạch là lúa nước, giai đoạn đầu công cụ thu hoạch không phải là chuyện thiết yếu. Tư liệu dân tộc học cho biết ở Tây Nguyên… các dân tộc còn dùng tay để tuốt” [127, tr.342], cũng giống như việc thu hoạch lúa trời ở vùng ĐBSCL, họ chỉ cần rung cây lúa để cho những hạt chín rụng xuống. Đây là một trong những nét văn hoá đặc sắc trong việc trồng lúa trời (lúa ma) của người dân vùng TNB. Tuy nhiên, giả thuyết này có thể chỉ đúng với việc thu hoạch “lúa ma” (lúa trời) và một số loại lúa nước, còn đối với lúa ruộng khô hoặc một số hoạt động nông nghiệp khác không thể không dùng công cụ lao động, chỉ có điều là chưa được phát hiện và nghiên cứu mà thôi.

Thứ ba, có thể trong một vài trường hợp, họ đã dùng những công cụ lao động như rìu bôn bằng đá, bằng đồng, bằng sắt như giai đoạn sớm ở miền Đông Nam Bộ, nhưng do ĐBSCL là vùng ẩm thấp, sình lầy, có nhiều vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn làm cho công cụ bằng kim loại dễ bị huỷ hoại theo thời gian, nên hiện nay chưa tìm thấy chúng hoặc chỉ tìm thấy những

dấu hiệu của công cụ mà không thể khẳng định đó là hiện vật khác nhau, trong đó có “một cục xỉ quặng và một công cụ bằng sắt (0,25m), cái soi loại công cụ gì. Chẳng hạn, tại Giồng Cát, L.Malleret đã tìm thấy rất nhiều các hay cái thuốn có đuốc tra cán” [140, tr.312], tuy nhiên, ông cũng không dám chắc chắn đó là loại công cụ thời kỳ Óc Eo, chỉ biết rằng, nó rất khác với những công cụ hiện nay.

Như vậy, mặc dù cho đến nay, chưa tìm thấy những công cụ lao động, đặc biệt là nông cụ nhưng có thể khẳng định, nghề trồng lúa trong xã hội Óc Eo chắc chắn đã rất phát triển và họ đã biết sử dụng các loại nông cụ khác nhau. Có thể trong một số công việc họ đã sử dụng các loại công cụ bằng tre, nứa, gỗ… cũng có những công việc phải dùng các loại công cụ bằng kim loại như trong việc chặt gỗ, đẽo gọt cây làm công cụ, phát quang… hoặc trong một vài trường hợp không cần phải sử dụng nông cụ như xạ lúa, thu hoạch lúa trời...

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w