Nghề làm vườn, trồng cây ăn quả

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 83 - 85)

- Các loại di vật nhỏ: Các loại hình di vật nhỏ như đồ trang sức, tấm niêm

2.4.1.2. Nghề làm vườn, trồng cây ăn quả

ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho cư dân nơi đây một hệ sinh thái rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái vừa có rừng với một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, có rừng ngập mặn ven biển và hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp cho các loại cây cối phát triển. Trước khi nghề nông (trồng lúa) ra đời, con người đã biết săn bắt, hái lượm và chủ yếu sống bằng rau, củ, quả trên rừng; cua, ốc, cá dưới sông. Khi họ chuyển sang sống bằng nghề nông, chắc hẳn cư dân nơi đây đã thuần dưỡng một số các loại cây sẵn có trong thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống định cư. Vì thế, việc trồng cây ăn quả và các loại rau, củ có thể xuất hiện ở vùng này rất sớm. Điều này được thể hiện qua việc phát hiện những dấu tích thực vật trong các di tích cư trú, di chỉ mộ táng và đặc biệt là việc tìm thấy các hình ảnh của nhiều loại thực vật chạm trên các lá vàng chôn trong những ngôi mộ táng.

Các loại cây trồng ở vùng ĐBSCL thời kỳ này cũng rất phong phú, đa dạng. Chúng bao gồm các giống cây dừa, cau, mãng cầu xiêm, cam, quýt, bòn

bon, dâu da, cây vừng, thốt nốt, xoài, chuối… Ngoài ra, còn có một số loại cây, hoa khác như: hoa sen, hoa súng, hoa atisô, hoa cúc, hoa trang, hoa cẩm chướng [13, tr.123]... Có thể là những loại cây trồng này không phải đến thời Óc Eo mới được trồng, mà chúng đã được trồng từ trước, ở thời kỳ sớm hơn. Những loại cây trồng này không những có tác dụng bổ sung nguồn năng lượng cho đời sống vật chất của xã hội, đồng thời, chúng còn là sản phẩm tinh thần được “dùng làm vật phẩm trong việc cúng tế các thần linh” [13, tr.123].

Nghề làm vườn trồng các loại cây ăn trái đã được người Óc Eo triển khai trên một quy mô lớn, có những vườn dừa, vườn cau trồng đến 300, 400 cây

(Nam Tề Thư, Lương Thư). Năm 2011, trong lần thám sát tại di tích Gò Tư Trâm (Thoại Sơn, An Giang), các nhà khảo cổ học đã phát hiện các loại trái cây dưới độ sâu 3m, hiện đang được trưng bày trong BTAG [hình 8; 2.9]. Đây là chứng cứ xác thực nhất cho những gì thư tịch cổ viết. Với qui mô như vậy cho thấy, nó không chỉ phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho gia đình, mà rất có thể trồng để phục vụ cho việc buôn bán, cống nộp.

Ngoài ra, cây mía cũng là loại cây được trồng phổ biến ở Phù Nam. Cây mía ở đây “có kích thước lớn, mỗi trượng có ba đốt, khi nắng nóng thì quắt lại, khi có gió mùa thì uốn cong xuống” (Ngô Quân tuyển tập). Mía được dân chúng làm vật phẩm dâng lên vua Phù Nam (Lương Thư).

Như vậy cho thấy, ngoài việc trồng các loại cây ăn trái để phục vụ cho cuộc sống, có thể được dùng để dâng lên vua hay để buôn bán hoặc sử dụng trong việc cúng tế, nó trở thành những vật phẩm quan trọng trong đồ cúng để dâng lên thần linh của cư dân Óc Eo.

Nhìn chung, nghề trồng cây lương thực và cây ăn trái ở thời kỳ này rất phong phú, về chủng loại, mở rộng về địa bàn, quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật được nâng cao, đổi mới và dần chuyển sang chuyên môn hoá. Có thể thời kỳ này đã có những người chỉ chuyên trồng các loại cây ăn trái, trở thành một kế sinh nhai. Sản phẩm của nghề này gia tăng rất nhiều về mặt số lượng, trong đó, chủ

yếu là mía, đường, cau... Những sản phẩm này đã có thể đảm bảo cho cuộc sống con người được đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w