- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều
3.2. NGHỆ THUẬT
Trình độ nghệ thuật của cư dân Óc Eo được thể hiện trên nhiều loại hiện vật khác nhau như các đồ dùng bằng gốm, các vật dụng bằng đá và bằng kim loại trong sinh hoạt hằng ngày… Trong đó, nổi bật nhất là nghệ thuật trang trí trên đồ trang sức, chạm khắc trên vàng, tạc tượng. Đặc điểm chung của nghệ thuật Óc Eo là kết hợp truyền thống văn hoá bản địa của vùng Đông Nam Á với những yếu tố văn hoá mới du nhập, tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc cư dân Óc Eo.
Nghệ thuật trang trí trên đồ trang sức, chạm khắc trên vàng: Cư dân Óc
Eo rất thích đeo đồ trang sức, các đồ trang sức còn được dùng cho cả người sống lẫn người chết. Họ còn dùng những lá vàng được chạm khắc hình các vị thần để thờ cúng trong các thần điện. Vì vậy, nghề điêu khắc trên đá quý, chạm khắc trên vàng đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trong đời sống của cư dân Óc Eo. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, có khoảng hơn 1.000 mảnh vàng nhỏ có chạm khắc được phát hiện [74, tr.125]. Nhiều mảnh vàng có hình vẽ và chữ viết vẫn được tiếp tục phát hiện trong các cuộc khai quật gần đây. Các đề tài thể hiện cực kỳ phong phú, nội dung chủ yếu liên quan đến hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Hindu giáo. Kỹ thuật ở đây thường dùng một công cụ, có thể bằng kim loại nhọn đầu để vạch lên những miếng vàng đã được dát mỏng. Đặc biệt tại di tích Đá Nổi (An Giang) đã phát hiện trên một số mảnh vàng có in hình nổi rất tinh tế, sinh động của thần Visnu và Garuda. Phương pháp này cũng được tìm thấy trên một số mảnh vàng ở các di tích khác như Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Xoài (Long An), Lưu Cừ (Trà Vinh)...
Trong văn hoá Óc Eo còn phát hiện rất nhiều đồ trang sức bằng vàng có khảm đá quý rất đẹp. Kỹ thuật khảm đá quý lên các đồ trang sức của cư dân Óc Eo cũng rất tinh tế, đạt trình độ kỹ thuật cao. Có giả thuyết cho rằng, những người thợ kim hoàn nơi đây, đã sử dụng một loại chất gọi là “khằng”, một loại hỗn hợp có thể nóng chảy với thành phần nhựa cây để tạo nên các đồ trang sức bằng vàng cầu kỳ, tinh tế [74, tr.126]. Có những con dấu, đồ trang sức (mặt nhẫn) được làm bằng vàng [hình 7; 2.7] có khảm đá quý ở giữa rất tinh xảo, hình con dấu ở Cạnh Đền (Kiên Giang) hay mặt nhẫn được phát hiện ở Nền Chùa (Kiên Giang).
Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện nhiều loại đồ trang sức như nhẫn, hoa tai, bùa đeo... có kỹ thuật đúc và chạm khắc rất tinh tế. Có những hiện vật được chạm trổ rất sâu và mịn như hình người phát hiện ở Nền Chùa (Kiên Giang). Nội dung của những hình chạm khắc trên vàng rất phong phú, đặc biệt là biểu tượng và hoá thân của các vị thần.
Những lá vàng, đồ trang sức tìm được trong các di tích đã phần nào phản ánh trình độ điêu luyện của những người thợ kim hoàn. Điều này cũng được thư tịch cổ Trung Quốc khẳng định “Họ thích điêu khắc và dùng đục chạm trổ rất khéo” [48, tr.102]. Qua đó, có thể thấy, những người thợ ở đây có trình độ thẩm mỹ rất cao, họ đã tiếp thu kỹ thuật chạm khắc của người Ấn Độ để chế tạo ra những sản phẩm phù hợp với sở thích của dân bản địa. Hẳn những nghệ nhân kim hoàn Phù Nam không chỉ am hiểu nền triết học Ấn Độ, thấm nhuần tinh thần dân tộc mà ẩn chứa trong đấy là khát vọng sáng tạo để đưa nền văn hoá dân tộc lên tầm cao mới. Đó là linh hồn của cư dân Óc Eo, là nếp sống, nếp nghĩ và đã trở thành phong tục tập quán không thể mất đi trong quá trình tiếp nhận nền văn hoá Ấn Độ.
Nghệ thuật tạc tượng: Tượng thờ và linh vật thờ ở ĐBSCL trong suốt 10
thế kỷ đầu Công nguyên được tìm thấy rất nhiều trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả miền Tây và miền Đông, chủ yếu là tượng Phật giáo và Hindu giáo với nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, đá, đất
nung, kim loại… Phần lớn những sản phẩm nghệ thuật được chế tác tại chỗ nhưng chịu ảnh hưởng phong cách nghệ thuật từ các nền văn hoá bên ngoài, có thể được du nhập vào đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vào khoảng cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV. Nghệ thuật tạc tượng trong văn hoá Óc Eo ở ĐBSCL chủ yếu là tượng tròn của Bàlamôn giáo và Phật giáo.
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và Hindu ở ĐBSCL là khoảng từ thế kỷ V đến thế kỷ VII. Ở thời kỳ này, nghệ thuật điêu khắc có được sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện. Các nghệ nhân nơi đây đã thể hiện được phong cách riêng của mình, tạo ra những “sản phẩm của nền nghệ thuật bản địa” [46, tr.369], trên cơ sở tiếp thu thường xuyên những yếu tố nghệ thuật từ bên ngoài, thông qua con đường giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hoá (chủ yếu bằng đường biển), góp phần làm giàu thêm văn hoá bản địa. Đây cũng chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển các trung tâm tôn giáo - văn hoá - kinh tế - chính trị lớn ở vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo ở ĐBSCL ra đời rất sớm, từ những thế kỷ đầu công nguyên và nhanh chóng đạt đến đỉnh cao. Các loại tượng Phật giáo được tìm thấy khá nhiều, đã tạo được phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc trưng cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Óc Eo. Đặc biệt là tượng Phật bằng gỗ ở Gò Tháp, “vừa phản ánh đặc tính nhạy cảm dễ tiếp thu các luồng ảnh hưởng nghệ thuật mới, vừa bộc lộ những nét bản địa chân chất, bền vững trong sự sáng tạo đa dạng” [74, tr.58]. Các loại tượng Phật bằng gỗ thường có khuôn mặt trái xoan, vẻ mặt hiền từ, thân hình mềm mại. Rất có thể đây là dụng ý của các nghệ nhân, muốn đem đến cho Đức Phật một hình ảnh đẹp, tạo cảm giác gần gũi với người dân bản xứ khiến họ dễ dàng chấp nhận và tiếp nhận một tôn giáo mới. Căn cứ vào đặc điểm, tư thế của tượng, có thể thấy tượng Phật bằng gỗ thường được tạc theo hai phong cách: Phong cách nghệ thuật Amaravati có pha đôi nét nghệ thuật thời Gupta, thường có chỏm Usnisa hơi nhọn trên đầu, tai dài, miệng mỉm
cười, đứng trên bệ toà sen, một tay đỡ các nếp áo, một tay đưa lên phía trước trong tư thế thuyết pháp, khoác áo cà sa để lộ một bên vai [hình 16; 2.12]. Một số tượng có sự pha trộn với phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, dáng mảnh mai, hông hơi lệch về bên phải; phong cách thứ hai thể hiện những yếu tố gần gũi với nghệ thuật Dravavati, khoác áo cà sa kín hai vai, cả hai tay đều trong tư thế ban ân. Chính từ những phong cách tượng Phật bằng gỗ trong văn hoá Óc Eo đã cung cấp thêm cứ liệu về “sự phát triển của trung tâm Phật giáo Phù Nam” [1, tr.280].
Nếu tượng Phật bằng gỗ chủ yếu tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười, hầu hết được tạc trong tư thế đứng, thì tượng Phật bằng đá được tìm thấy khắp các tỉnh ĐBSCL, ngoài một số pho tượng tạc trong tư thế đứng thẳng, đứng lệch hông theo truyền thống tượng gỗ, còn có nhiều tượng ở tư thế ngồi trên toà sen hoặc ngồi kiểu đại sư (tượng Phật bằng đá ở Sơn Thọ, Trà Vinh), hai tay trong tư thế thiền định hoặc đặt trên hai đầu gối. Trong đó, nhiều tượng thể hiện được phong cách riêng của mình, có đường nét cơ thể giống người bản địa như các pho tượng Phật ngồi thu thập ở di tích Óc Eo, Đá Nổi, Gò Tháp…
Bên cạnh hình tượng Đức Phật, các hình tượng Bồ Tát tuy không bằng, nhưng đã thể hiện được trình độ thẫm mỹ của cư dân Óc Eo, có chất lượng nghệ thuật cao, góp phần tạo nên những kiệt tác nghệ thuật ở ĐBSCL vào thế kỷ VI- VII, với một phong cách riêng mà các nhà nghiên cứu cho là thuộc “nghệ thuật Phù Nam” [74, tr.58].
Từ cuối thế kỷ VII, vai trò của Phật giáo trong đời sống của cư dân Óc Eo dần bị mất đi, nghệ thuật điêu khắc của giáo tôn giáo này suy thoái nhanh chóng và hầu như biến mất sau thế kỷ VIII. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo Đại thừa, lấy hình tượng Avalokitesvara và Maitreya làm đối tượng thờ chính. Sự pha trộn các yếu tố tiếu tượng giữa Vishnu-Maitreya và Siva- Avalokitesvaralà một biểu hiện mang tính thời sự trong việc tiếp thu các luồng tư tưởng tôn giáo mới từ Ấn Độ, vừa thể hiện sự bản địa hoá nhanh chóng cả hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tôn giáo [74, tr.58].
thể đã xuất hiện từ rất sớm, các tượng thần Hindu giáo có mặt trong nhiều di tích trung tâm thuộc văn hoá Óc Eo, với nghệ thuật tạc tượng tròn là chủ yếu. Sự phát triển của nghệ thuật tạc tượng và sự thay đổi về phong cách có thể được nhận biết thông qua việc phân tích các yếu tố về chất liệu, kỹ thuật thể hiện bề mặt, hình dáng, đường nét cơ thể, khuôn mặt, trang phục và trang sức. Về kỹ thuật, tượng Hindu giáo thường có giá đỡ phía sau thay cho vách tựa của truyền thống nghệ thuật Ấn Độ cổ. Các tượng thường trong tư thế đứng thẳng trên bệ có chốt. Mặc dù cách thể hiện các đặc điểm nhân dạng với những phong cách khác nhau, tuy nhiên, có nhiều đặc điểm trên khuôn mặt từ giai đoạn đầu đến những tượng được coi là muộn vẫn mang nét gần gũi với cư dân bản địa. Điều này được thể hiện một cách rõ nét trên các tượng thần Vishnu ở ĐBSCL: Chẳng hạn, một tượng thần Vishnu được tìm thấy ở Gò Tháp, cao khoảng 1,48m, có các nét thanh tú, mềm mại: khuôn mặt thon dài, cằm tròn, mắt nhỏ hơi dài, miệng mỉm cười, cơ thể cường tráng. Trang phục là sampot trơn, dài xuống ống chân, được cuộn lại, tạo thành một dải trơn không xếp nếp. Tượng mang những đặc điểm gần giống với phong cách Phnom Da, nhưng mang sắc thái riêng biệt của người dân bản địa.
Đặc biệt là tượng Vishnu bằng đá lớn được vớt dưới sông Đồng Nai. Nó được xem là sản phẩm nghệ thuật tôn giáo vào loại đẹp và hiếm thấy trong sưu tập tượng tròn cổ trong văn hoá Óc Eo. Tượng tạc theo tư thế đứng, có bốn tay, đầu đội mũ, quấn sampot đơn giản xếp hình rẽ quạt, nét mặt thanh thoát, môi nở nụ cười hiền hoà. Tượng mang đậm dấu ấn của phong cách nghệ thuật Phnom Da, nhưng có thể đã được giản lược khung giá đỡ hoặc vẫn sử dụng nhưng đã gãy mất thanh đỡ, chỉ còn dấu vết ngang đầu làm lộ rõ khối hình tròn. Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc được thể hiện trên các tượng như Siva, Brahma, Ganesa trong Hindu giáo cũng đã phản ánh một nền nghệ thuật đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật cổ đại, đồng thời, là sự kết tinh giữa nghệ thuật và tín ngưỡng tôn giáo cùng với sự hoàn thiện về mặt mỹ thuật đã để lại một dấu ấn sâu sắc cho đến ngày nay.
Óc Eo đã đạt đến trình độ thẫm mỹ cao, họ đã tiếp thu các kỹ thuật chạm khắc của Ấn Độ một cách sáng tạo, thông qua việc cải tiến những hoạ tiết vốn có và bổ sung những yếu tố mới để tạo ra những sản phẩm phù hợp với trình độ cũng như “gu” thẩm mỹ người dân địa phương, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng nghệ thuật Óc Eo.
Nhìn chung, qua những pho tượng phát hiện ở vùng ĐBSCL, có thể nhận thấy, nghệ thuật tạc tượng thời Óc Eo đã phát triển một cách mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu thẫm mỹ và tôn giáo không thể thiếu được trong đời sống của cư dân nơi đây, đặc biệt là các tượng từ thế kỷ VI - VII. Các tượng Phật giáo và Hindu giáo thường được thể hiện theo xu hướng hiện thực. Những người thợ thủ công có thể lược bỏ bớt những yếu tố không cần thiết, tạo ra những tượng sống động. Tượng Phật được tạc trong tư thế nghiêm trang, vẻ mặt biểu hiện sự khoan dung, nhân hậu. Các vị thần trong Hindu giáo thường có xu hướng Vishnu hoá tiêu chí tiếu tượng. Phong cách nghệ thuật này dường như đã kết hợp yếu tố văn hoá ngoại nhập, được các nghệ nhân cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hoá bản địa, tạo thuận lợi cho việc truyền bá tôn giáo vào đời sống của con người nơi đây. Điều này cho thấy sự nảy nở và phát triển của một nền nghệ thuật đặc sắc, tư duy nghệ thuật độc đáo, phong cách tạo hình riêng biệt của văn hoá Óc Eo.
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật giáo ở đây là từ thế kỷ V - VII. Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn gốc ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời, vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản địa hoá các hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình, không chỉ có tượng và biểu tượng thần phật mà còn có nhiều hình tượng linh thú, thần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đặc biệt, trong văn hoá Óc Eo có những pho tượng Phật bằng gỗ khá lớn và độc đáo như bộ sưu tập tượng gỗ ở di tích Gò Thành. Truyền thống nghệ thuật tượng cổ ở Nam Bộ còn được duy trì và phát triển trong giai đoạn sau, từ thế kỷ VIII trở đi mà nhiều nhà nghiên cứu tạm gọi là “giai
đoạn hậu Óc Eo”. Nghệ thuật Phật giáo và Ấn Độ giáo đến ĐBSCL thông qua giao lưu trao đổi các vật phẩm chủ yếu bằng đường biển, chúng góp phần làm giàu thêm văn hoá bản địa và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển các trung tâm tôn giáo - văn hoá - kinh tế - chính trị lớn ở vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Ngoài ra, nét đặc sắc của nền nghệ thuật Óc Eo còn đượcthể hiện trên nhiều loại hiện vật khác nhau như các đồ dùng bằng gốm, các vật dụng, đồ dùng bằng đá và bằng kim loại trong sinh hoạt hằng ngày… Trong đó, nổi bật nhất là nghệ thuật trang trí trên đồ trang sức, chạm khắc trên vàng, tạc tượng. Đặc điểm chung của nghệ thuật Óc Eo là kết hợp truyền thống văn hoá bản địa của vùng Đông Nam Á với những yếu tố văn hoá mới du nhập, tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc của văn hoá Óc Eo.
Như vậy, có thể thấy, những nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của cư dân cổ ĐBSCL đã phản ánh nhu cầu thẩm mỹ không thể thiếu đối với con người và nhu cầu diễn đạt tư tưởng tôn giáo và tư tưởng đạo đức cộng đồng của cư dân Óc Eo, thể hiện trên hàng trăm di tích và hàng ngàn di vật khảo cổ được phát hiện cho tới nay.
Âm nhạc, múa hát:
Ngay từ những buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, văn hoá Ấn Độ đã du nhập, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến đời sống của cư dân Óc Eo. Nó đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, và có những ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức mỗi người dân nơi đây. Các tăng ni Phật giáo cùng với những giáo sĩ Bàlamôn đã mang theo những phong tục tập quán, tiếng nói, cả những điệu múa, các hình thức kịch bản biểu diễn, các nhạc cụ và một hệ nguyên lý thẩm mỹ được định hình trong đất nước Ấn Độ. Những tư tưởng đó được các nhà vua hợp