Đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 168)

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

4.6.2. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nam Bộ

DSVH Óc Eo có vai trò trất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng TNB.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, những cổ vật đầu tiên của văn hoá Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo thuộc xã Vọng Thê - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sự phong phú về loại hình, độc đáo về chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác, nên đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…

Từ sau năm 1975, diện mạo văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, hàng ngàn hiện vật làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm… đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng ở các tỉnh Nam Bộ. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống cư dân văn hoá Óc Eo. Bản thân nó chứa đựng những giá trị vô cùng to lớn của dân tộc trong quá khứ; là tài sản vô giá của thời đại trước để lại;là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vùng TNB. Bởi trong bản thân mỗi di vật đều chứa đựng tâm hồn, in dấu những nét đẹp văn hoá phong phú, đa dạng, muôn sắc màu của một đế chế hùng mạnh tồn tại trên đất Nam Bộ, từng thống trị cả vùng Nam Đông Dương. Đây chính là nguồn lực phong phú, góp phần vào sự phát triển kinh tế, đưa vùng TNB thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Bởi lẽ, những DSVH Óc Eo thông qua các hoạt động kinh tế, du lịch, dịch vụ đang là một trong những nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. Nó không chỉ tạo điều kiện cho ngành kinh tế du lịch phát triển mà còn tác động đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế khác.

Vấn đề bảo tồn và phát huyDSVH Óc Eo ở miền TNB

Văn hoá Óc Eo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Việc bảo tồn, khai thác di sản văn hoá này một cách đúng mực, tương xứng với tầm vóc

của nó là vấn đề bức thiết, cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp.

Từ năm 1975 đến nay, công cuộc nghiên cứu về văn hoá Óc Eo đã có những bước tiến khá dài, các di tích, di vật được phát hiện ngày càng nhiều trên các tỉnh thành Nam Bộ. Những di vật đó không chỉ được phát hiện qua các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học, mà còn được dân chúng tìm thấy ngẫu nhiên hoặc do những kẻ săn lùng cổ vật bán lại. Nhiều di vật được các bảo tàng địa phương thu mua, bảo quản. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, trình độ quản lý có hạn, nhiều di vật Óc Eo có giá trị trôi nổi khắp nơi, gây nhiều khó khăn trong việc thu mua và bảo quản.

Một thực tế đang diễn ra ở các di tích thuộc văn hoá Óc Eo, cũng như nhiều di tích khảo cổ khác là các nhà nghiên cứu không có điều kiện để khảo sát, khai quật, nghiên cứu, nhưng những kẻ chuyên săn lùng cổ vật thì lại đang đào bới khắp nơi. Nhiều hiện vật có giá trị được bán cho những người chuyên thu mua cổ vật rồi bán lại cho tư nhân hoặc các bảo tàng với giá cao. Đặc biệt, một số cổ vật bằng vàng được những người dân đem bán cho tiệm vàng để đúc thành những đồ trang sức khác bán lại.

Một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là các địa phương “đua nhau” xây dựng di tích để phát triển du lịch trong khi chưa có những khảo sát tổng thể. Có những di tích khi đào bới để xây dựng mới phát hiện phía dưới là một địa tầng văn hoá với hàng trăm di vật có giá trị. Việc phát triển du lịch theo phong trào với những nguồn lợi trước mắt, không theo một quy trình, quy định cụ thể, không có tầm nhìn chiến lược cũng đang dần phá hoại các di tích một cách nghiêm trọng.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc quản lý DSVH Óc Eo vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Để bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hoá Óc Eo ở ĐBSCL, các tỉnh, thành phố trong khu vực cần có sự phối hợp triển khai một số hoạt động như sau:

Vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta phải tiến hành khảo sát tổng thể khắp các tỉnh miền TNB, đánh dấu những nơi có di tích, lập bản đồ di tích trước

khi tiến hành bất cứ một cuộc khai quật hay xây dựng nào. Tránh xây dựng các loại kiến trúc nặng trong khu vực di tích hoặc những nơi gần di tích mà chưa có những thăm dò, rà soát của những người có chuyên môn.

Nhanh chóng xây dựng một đội ngũ những nhà nghiên cứu chuyên sâu, cơ quan nghiên cứu nhằm nghiên cứu các di tích, di vật đã được khai quật và các tư liệu văn tự, đặc biệt là văn bia cổ. Làm rõ các giá trị, nội dung của văn hoá Óc Eo nhằm giúp người dân hiểu rõ để có những định hướng đúng đắn, tự nguyện tham gia bảo tồn, khai thác, phát huy DSVHÓc Eo phục vụ phát triển du lịch dịch vụ, nâng cao chính đời sống vật chất, tinh thần của họ.

Đào tạo và sử dụng những người có trình độ chuyên môn, có sự hiểu biết sâu rộng về nền văn hoá này trong việc bảo tồn, phát huy di tích. Một thực trạng hiện nay là những người tham gia vào công tác quản lý ở địa phương, hoặc làm trong các ban quản lý di tích nhưng không có sự hiểu biết về di tích, không được đào tạo bài bản hoặc thuộc những chuyên ngành khác cũng được tham gia vào công tác này. Một số di tích được xây dựng phát triển du lịch nhưng không có người hướng dẫn, hoặc có thì không đủ sức thuyết phục. Du khách đến tham quan không được hướng dẫn, không thoả mãn nhu cầu mở mang sự hiểu biết nên không mong muốn trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến tham quan. Xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu văn hoá Óc Eo là rất cần thiết. Muốn thế, cần phải trang bị cho họ tri thức lịch sử nhất định về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư thích hợp để giúp các địa phương khẩn trương tu bổ các di tích văn hoá Óc Eo trọng điểm, đồng thời đầu tư cho việc mua hiện vật thuộc văn hoá Óc Eo đang còn tồn trữ trong nhân dân các địa phương.

Trong thời gian tới, kết quả nghiên cứu văn hoá Óc Eo cần được đưa vào thực tiễn dưới những hình thức, như: tổ chức các hoạt động hội thảo, toạ đàm; đưa lịch sử, văn hoá Óc Eo vào chương trình giảng dạy phần lịch sử địa phương

ở các nhà trường phổ thông, đại học, cao đẳng dưới hình thức thích hợp. Kết hợp với đó là tổ chức những báo cáo chuyên đề, trưng bày, trình chiếu tư liệu, hiện vật về văn hoá Óc Eo - Phù Nam rộng rãi trong cộng đồng. Mở các lớp tập huấn cho lãnh đạo các địa phương, cán bộ văn hoá, đội ngũ hướng dẫn viên nhằm trang bị những tri thức cơ bản về văn hoá Óc Eo - Phù Nam. Chỉ trên cơ sở hiểu biết vấn đề, hành động bảo tồn, khai thác, phát huy di sản văn hoá mới có hiệu quả lâu dài.

Sau hàng ngàn năm bị hoang phế, chịu sự tàn phá của thiên nhiên (lũ lụt, sự bồi lấp của phù sa), của con người và xã hội (chiến tranh), văn hoá Óc Eo giờ đây chỉ còn là những phế tích và các “mảnh vụn”. Đó là những chứng cứ xác thực nhất góp phần làm sáng tỏ quá trình khai phá, mở mang và phát triển vùng đất Nam Bộ. Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích - di vật văn hoá Óc Eo là một vấn đề rất quan trọng cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp và người dân Nam Bộ. Bởi lẽ, văn hoá Óc Eo chứa đựng những giá trị lớn về vật chất và tinh thần, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở Nam Bộ hiện nay.

Tiểu kết

Qua các tư liệu khảo cổ học có thể thấy, từ rất sớm, những nhóm cư dân cổ trên lãnh thổ Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi đã có những hoạt động trao đổi với thế giới bên ngoài bằng đường biển. Tuy nhiên, phải tới thiên niên kỷ I TCN, các hoạt động này mới được kết nối vào mạng lưới giao thương rộng khắp giữa phương tây và phương đông. Cùng với việc trao đổi hàng hoá, các kỹ thuật cũng được chuyển tải, tiếp nhận và cải biến. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyên môn hoá nhiều ngành sản xuất thủ công bản địa, tăng cường sức sản xuất và số lượng sản phẩm. Song song với đó là sự thúc đẩy các ngành nông nghiệp và khai

thác phát triển, sản xuất nông nghiệp bắt đầu mang tính hàng hoá, nơi đây trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng thủ công và lâm thổ sản cho các nhà buôn khi dừng chân giữa những chuyến đi dài.

KẾT LUẬN

Trên vùng đất Nam Bộ, văn hoá Óc Eo đã hình thành, phát triển và toả sáng. Con người nơi đây đã khai phá đất đai, tạo dựng cuộc sống, tiếp thu và phát triển một nền văn minh tương đối cao trong hơn 5 thế kỷ. Thông qua những tài liệu khảo cổ học đã cho phép phác hoạ một cách khái quát bức tranh về đời sống của cư dân Óc Eo ở miền TNB:

1. Văn hoá Óc Eo là một nền văn hoá khảo cổ, nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của vương quốc Phù Nam; là quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở Đông Nam Á.Phù Nam được hình thành từ rất sớm, vào khoảng cuối thế kỷ I đầu thế kỷ II, với tư cách là một bộ phận tiên tiến thời bấy giờ, nó chinh phục các lãnh thổ xung quanh và nhanh chóng trở thành một đế quốc cổ đại. Nó tồn tại cho đến thế kỷ VII thì bước vào giai đoạn suy vong rồi tan rã hoàn toàn.

Vương quốc Phù Nam phân bố trên một địa bàn rộng lớn, về phía Đông đã kiểm soát cả vùng đất Nam Trung bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến gần phía Bắc bán đảo Malaysia. Tuy nhiên, địa bàn trung tâm của nước Phù Nam vẫn là vùng hạ lưu và vùng tam giác của châu thổ sông Cửu Long, trên một vùng khí hậu nóng ẩm, sình lầy, đất thấp nhưng phì nhiêu, thảo mộc quanh năm xanh tốt (lúa, mía và các thứ cây ăn quả nhiệt đới); rừng có nhiều gỗ quý như trầm hương. Gia súc thì không khác với ngày nay mấy; cầm thú thuần hoá có voi, rùa, công két ngũ sắc; dã thú có cá sấu, tê giác... Khoáng sản gồm nhiều loại như quặng kim loại, ngọc, đá quý và kim cương.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w