VĂN HOÁ CƯ DÂN ÓC EO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 151)

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

4.3. VĂN HOÁ CƯ DÂN ÓC EO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐÔNG NAM Á

góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành sản xuất thủ công bản địa, tăng cường sức sản xuất và số lượng sản phẩm, nâng cao đời sống người dân nơi đây.

4.3. VĂN HOÁ CƯ DÂN ÓC EO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐÔNGNAM Á NAM Á

Các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã từng có những cuộc tiếp xúc và trao đổi sản phẩm với nhau từ hơn 5 thế kỷ TCN. Đặc biệt, trong khu vực Châu Á đã hình thành và phát triển hai nền văn hoá lớn. Đó là văn hoá Hoa Hạ (Trung Nguyên, Trung Quốc) và văn hoá Ấn Hà (vùng sông Indus, Ấn Độ). Hai nền văn hoá này là hai trung tâm văn hoá lớn của thế giới đã phát triển ảnh hưởng về phương Nam, phương Đông. Từ đấy bắt đầu diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá - tộc người với các cộng đồng cư dân trong vùng, góp phần làm cho nội hàm văn hoá vật thể của các cộng đồng cư dân nơi đây, trong đó có Nam Bộ

(Việt Nam) thêm phong phú, đa dạng [26, tr.30].

Sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá của cư dân Óc Eo với các nước Đông Nam Á không chỉ là sự ảnh hưởng lan toả văn hoá trong khu vực, mà sự giao lưu được thể hiện rõ nét qua các cuộc buôn bán, trao đổi hàng hoá. Vào những thế kỷ trước và SCN, con đường thương mại quốc tế chủ yếu đi qua vùng phía Nam bán đảo Đông Dương và vùng hạ lưu các con sông Chao Phraya [58, tr.3], tức là đi qua vương quốc Phù Nam và Đốn Tốn của người Môn. Vì vậy, vương quốc Phù Nam có vai trò rất quan trọng, là trung gian trong các mối quan hệ thương mại và trao đổi văn hoá giữa các nước trong khu vực. Nhiều di chỉ ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia như Beikthano, U Thong, Chansen, Klong Thom (Khuan Luk Pak)... có những điểm khá tương đồng với văn hoá Óc Eo ở Việt Nam về hình dạng, loại hình hiện vật. Đó chính là dấu hiệu cho thấy sự giao lưu văn hoá đã diễn ra giữa các nước.

Đồ trang sức bằng vàng được chế tác rất tinh xảo, là một trong những sản phẩm đặc trưng của cư dân Óc Eo. Chúng đều là những sản phẩm được chế tác tại chỗ, sau đó được tiêu thụ rộng rãi ở các nước láng giềng. Điều này đã được chứng minh qua việc tìm thấy các hiện vật này ở một số nước Đông Nam Á, như loại vòng hở hình bầu dục được tìm thấy ở Indonesia và miền duyên hải Luzo (Philippines); loại “vòng nặng” được tìm thấy ở Philippines và Java; loại vòng có hình chữ D cũng đã được tìm thấy ở phía Đông Java... Trong cuốn “Vàng cổ Java” (Old Javanese gold, 1989) của tác giả John N.Milksic đã nêu lên khá cụ thể về đồ vàng Óc Eo ở Java và những ảnh hưởng của Óc Eo đến đồ trang sức bằng vàng ở Java trong giai đoạn từ thế kỷ II - VII SCN [16, tr.74].

Những đồng tiền Óc Eo là hiện vật thể hiện sự giao lưu, buôn bán giữa các nước trong khu vực một cách rõ nét nhất. Tại nhiều di tích ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào... các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Óc Eo được làm bằng kim loại, chủ yếu bằng bạc, trên bề mặt có in hình con ốc hoặc hình mặt trời. Trong một bài viết “Tiền

cổ ở Thái Lan trong thế kỷ VI - thế kỷ X” trên tạp chí Thái Lan có tên “The Silpakom Journal” (tập IV, số 2/1991) đã đề cập đến việc tìm thấy nhiều đồng tiền Óc Eo - loại tiền có biểu tượng hình con ốc ở các di tích như Chainat, Nakhon Pakhom và Suphanburi [16, tr.76]. Những đồng tiền tương tự cũng được tìm thấy ở một số di tích khác như U Thong, Ku Bua, Prahma Tir Dong Khon, U Ta Pa... Những đồng tiền được cắt tư, cắt tám để làm tiền lẻ như những đồng tiền ở di tích Óc Eo, Tráp Đá, Đá Nổi (An Giang) cũng đã được phát hiện trong một số di tích khác ở Thái Lan. Trên bề mặt có in hình những vị vua, hình con ốc (sankha) hay hình Srivatsa. Điều này đã giúp cho chúng ta có thêm những chứng cứ xác thực nhất về sự giao lưu, buôn bán giữa các nước Đông Nam Á những thế kỷ đầu Công nguyên.

Một số hiện vật khác như đồ gốm, hạt chuỗi... của cư dân Óc Eo có những điểm giống hoặc gần giống với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, đồ gốm trong di tích Angkor Borei, U Thong có những đặc điểm khá giống với gốm Óc Eo, đó là xương gốm mịn, đôi khi khá cứng chắc; gốm thường có màu hồng, hồng cam, vàng nhạt, xám...; được làm bằng đất sét, sàng lọc kỹ; sử dụng kỹ thuật bàn xoay; hoa văn trang trí giống với hoa văn trong văn hoá Óc Eo. Những loại đồ gốm mang đặc trưng của gốm Óc Eo như cốc chân cao, bát miệng rộng, chai lọ, bình có vòi, nắp đậy... cũng xuất hiện trong các di tích này. Các loại hạt chuỗi màu đen có in hình chim và bông hoa, hạt chuỗi hình trụ tròn bằng thuỷ tinh, hay hạt chuỗi bằng ngọc có chạm hình rùa... cũng được tìm thấy ở di tích Óc Eo, U Thong và Klong Thom. Một số con dấu có in dòng chữ “Datravayam” (vật này được ban tặng) bằng chữ Sanskrit (Phạn), giống con dấu ở Óc Eo cũng được tìm thấy ở di tích Klong Thom.

Ngoài ra, tại các di tích Óc Eo, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật mang đặc trưng của nền văn hoá đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như: gương đồng thời Hán, có xuất xứ từ vùng Nam Trung Hoa; tượng Phật thời Bắc Nguỵ (thế kỷ IV-V SCN) và những đồ trang sức gồm nhiều chủng loại (hạt

chuỗi, nhẫn bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, vàng...) có nguồn gốc từ nền văn minh Ấn Hà. Đây đều là những sản phẩm cao cấp, được các thương nhân mang tới trong quá trình giao lưu, buôn bán và chỉ sử dụng trong giới thượng lưu lúc bấy giờ. Hay tại di tích Gò Cây Tung, các nhà khảo cổ đã tìm được khá nhiều rìu tứ giác và bôn có mỏ [42, tr.329]. Đó là loại công cụ bằng đá được sử dụng phổ biến ở Malaysia và Java cùng thời.

Chính vì có những nét tương đồng giữa các nền văn hoá trong khu vực, nên có tác giả cho rằng, một số di tích ở Đông Nam Á thuộc nền “văn minh Phù Nam”. Chẳng hạn J.Boisselier cho rằng, di tích U Thong (Thái Lan) và Óc Eo (Việt Nam) có chung một nền văn hoá gọi chung là Phù Nam. Ngay cả L.Malleret cũng cho rằng, “Óc Eo có điểm giống Samrong Sen về loại tô có chân, giống Sa Huỳnh về cây giá nến, giống Đông Sơn ở một dạng hoa văn hình tròn có chấm, nhưng giống Thượng Lào hơn cả về loại vò. Ông còn thấy Óc Eo có nhiều nét gần gũi với văn hoá vùng hải đảo Đông Nam Á, dựa trên các hạt trang sức bằng ngọc, bằng thuỷ tinh và dựa trên kiến trúc” [128, tr.248]. Đó là các chứng cứ xác thực nhất về sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá - tộc người với nhau trong khu vực, đã diễn ra từ rất sớm. Những di tích này có đặc điểm chung là đều nằm trong những thung lũng phì nhiêu của các sông lớn, tạo điều kiện cho thuyền bè đi lại một cách dễ dàng. Nhờ đó, đã giúp cho các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á có điều kiện phát triển nền nông nghiệp và thương nghiệp một cách mạnh mẽ ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, làm cho đời sống của cư dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

4.4. VĂN HOÁ ÓC EO GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VỚI ẤN ĐỘ VÀ CÁC NỀN

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w