Ngoại thươn g Buôn bán trên biển với các vùng xa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 106)

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

2.4.3.2. Ngoại thươn g Buôn bán trên biển với các vùng xa

Bên cạnh hoạt động trao đổi, buôn bán trong nội địa và cộng đồng cư dân láng giềng thì hoạt động kinh tế “ngoại thương” chủ yếu là buôn bán trên biển với các vùng xa, sớm được thực hiện và nhanh chóng phát triển thành một trung tâm thương mại quốc tế, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài. Điều này được thể hiện qua việc các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu nhặt được rất nhiều các loại di vật có nguồn gốc ngoại nhập trong các di tích văn hoá Óc Eo được đưa đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: tượng Phật bằng đồng, nhẫn vàng chạm hình bò thần (mandin), ngọc chạm hình phụ nữ tế thần lửa (Ấn Độ); huy chương vàng chạm hình vua Antonin le Pieux (152 SCN), đồng tiền vàng chạm hình Maac Aurèle, viên ngọc mã não chạm hình chuột kéo xe có gà ngồi trên... (La Mã); mảnh gương đồng thời Hậu Hán (25-220), tượng Phật bằng đồng thời Nguỵ (386-557) [97, tr.232]. Như vậy có thể thấy, thời kỳ này chắc chắn cư dân Óc Eo đã có quan hệ giao thương với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Thương nhân nước ngoài thường đến đây để mua vàng, bạc, lụa và các loại lâm sản như trầm hương, ngà voi, chim công và một số mặt hàng đồ thủ công như đồ trang sức bằng vàng, bạc, thuỷ tinh… Những sản phẩm này, có loại thô, cũng có loại đã được cư dân nơi đây gia công, chế biến tạo ra những sản phẩm độc đáo được thị trường thế giới ưa chuộng.

Các hoạt động ngoại thương này có lẽ đã diễn ra từ nhiều thế kỷ TCN, khi cư dân ven biển ở châu thổ sông Cửu Long bắt đầu tiếp xúc với các thương nhân bên ngoài. Khi đế quốc La Mã mở rộng giao thương buôn bán với Ấn Độ qua biển Ả Rập thì con đường thương thuyền Ấn Độ - Trung Hoa được nối dài từ Đông sang Tây đến các thương cảng trong vịnh Ba Tư hay trên bờ Biển Đỏ. Sự nối dài này làm cho hoạt động giao thương đường biển trở nên nhộn nhịp, các quốc gia ven biển như Phù Nam trở nên năng động và nhanh chóng trở thành hải

cảng phồn thịnh, giàu có từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Một trong những lý do giúp cho Phù Nam trở thành cảng biển quốc tế vào khoảng thế kỷ I - II SCN chính là vì đường bộ giữa Đông và Tây bị cắt đứt do nạn cướp bóc, các tàu thuyền phải đi qua eo Kra [97, tr.237]. Lúc này, cảng thị Óc Eo là nơi thuận lợi cho việc buôn bán, là trạm dừng chân, nơi trung chuyển của đường buôn bán Đông - Tây nên việc giao thương của cư dân Óc Eo có nhiều thuận lợi, chủng loại và số lượng hàng hoá lưu thông ngày một lớn. Trong số các loại hàng hoá như tơ lụa, kim loại, đồ gốm sứ, trang sức, đá quý, ngọc trai, gỗ, các loại gia vị, hương liệu… thì gia vị và hương liệu là mặt hàng được các thương nhân nước ngoài chú ý nhất, trở thành đối tượng giao thương trên toàn cầu. Các tàu thuyền của những thương nhân nói tiếng Malayo - Polynesian từ Đông Nam Á đã dừng chân nơi đây để tiếp tế lương thực, nước ngọt và mua những những sản phẩm rất được ưa chuộng của cư dân Óc Eo như xà cừ, đồi mồi, ngọc trai, san hô, mật ong, sáp ong, tổ yến… đem bán sang thị trường các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước Phương Tây và đến tận bờ biển Châu Phi. Trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng nói đến diện mạo thương mại của đất nước này “Nước sản xuất vàng, bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ năm sắc… buôn bán trao đổi lấy vàng, bạc, tơ, lụa trắng và màu” [96, tr.40]. Chính những thương nhân này đã tạo điều kiện cho nền thương mại Óc Eo đặc biệt phát triển, trở thành một cảng thị quốc tế trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Song song với việc tìm thấy những hiện vật của các nước tại di tích Óc Eo, ngược lại, nhiều sản phẩm kiểu Óc Eo cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới: có 3 chiếc phù điêu đất nung ở Chansen (Thái Lan), 4 hạt ngọc chuỗi ở Kuala Selinging (Malaysia), 5 hạt ở Cánh đồng Chum (Lào) [97, tr.233]; bộ sưu tập tiền với những đồng tiền được cắt tư, cắt tám tìm thấy ở Óc Eo cũng được phát hiện khá phổ biến ở nhiều di tích ven vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Myanma, xa hơn là Ba Tư và vùng Địa Trung Hải. Qua đó cho thấy cả một dòng thương nghiệp nối liền Óc Eo với Ấn Độ Dương bằng đường biển thông qua

vịnh Thái Lan và có thể cả đường bộ theo đường nội địa.

Tiểu kết

Tổng hợp những điều phân tích ở trên, có thể thấy, trong đời sống sinh hoạt và sản xuất ra của cải vật chất, cư dân Óc Eo đã thể hiện thái độ ứng xử hoà hợp, đồng thời, cũng rất linh hoạt với môi trường tự nhiên.Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, cư dân Óc Eo đã chinh phục đồng bằng thấp vùng châu thổ sông Cửu Long. Họ đến đây không chỉ để ăn, ở, khai thác sản vật tại chỗ, mà còn làm nên một nền nông nghiệp đặc biệt phát triển. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây thuận lợi cho việc sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, nhất là cây lúa. Tài liệu thư tịch cổ nói đến việc cư dân Phù Nam sống khá sung túc bằng nghề trồng lúa như việc “gieo giống một năm gặt ba năm”. Ngoài trồng lúa, vùng ĐBSCL còn là nơi thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây ăn quả, cũng là nơi có nguồn thuỷ, hải sản phong phú, đa dạng, đã tạo điều kiện cho cư dân nơi đây khai thác nguồn thức ăn này. Chì lưới và hình ảnh các loài thuỷ sản như cá, ốc, rắn được thể hiện trên các đồ trang sức đã phần nào phản ánh sự gắn bó giữa con người với môi trường sinh thái nơi đây. Các loại gia súc cũng đã được chăn nuôi. Việc săn bắt thú rừng trên những vùng đất cao rất được chú trọng.

Về cư trú, chủ yếu sống trên nhà sàn dựng ven lung lạch hoặc trên các đồi, gò đất hơi cao. Dấu tích, vật dụng sinh hoạt của họ đã khá nhiều trong các di tích cư trú của văn hoá Óc Eo. Họ đã bám trụ ở nơi đây hàng thế kỷ và trở thành chủ nhân của vùng đất mới với nhiều sáng tạo mới. Họ đã tạo ra các sản phẩm vật chất phục vụ cho đời sống, phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Chẳng hạn như loại bình đựng nước có buộc dây có thể đi trên tàu thuyền mà không sợ đổ, loại cà ràng, đèn cổ cao có chân đế rộng có thể đứng vững chắc trên mọi địa hình.

Qua các hiện vật tìm được trong văn hoá Óc Eo đã cho thấy, thời kỳ này, thủ công nghiệp đặc biệt phát triển. Có thể liệt kê đến cả chục ngành nghề, trong đó, quan trọng hơn cả là nghề điêu khắc, rèn đúc kim loại, xây dựng,

mộc, dệt… Đặc biệt là nghề làm đồ trang sức và nghề gốm đã phát triển ở trình độ cao. Các ngành nghề thủ công trong văn hoá Óc Eo phát triển đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cuộc sống định cư của cư dân nơi đây.

Hơn nữa, cư dân Óc Eo đã góp phần tổ chức được ở đây, trong vùng sình lầy châu thổ sông Cửu Long, những hoạt động mậu dịch quốc tế trên địa bàn rộng rãi, đưa vương quốc Phù Nam trở thành một “quốc gia - đô thị” có thế lực nhất vùng Đông Nam Á, kiểm soát con đường hương liệu lúc bấy giờ. Họ đã góp phần xây dựng nên những khu dân cư, những tụ điểm giao thương ven các sông rạch, điển hình như là di tích Óc Eo - một tụ điểm dân cư lớn. Chính sự giao thương bằng đường biển thuận lợi đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Óc Eo phát triển, làm cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của cư dân Óc Eo ngày càng được nâng cao.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w