Nghề chế tác đá

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 91 - 93)

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

2.4.2.2. Nghề chế tác đá

Chế tác đá là một nghề thủ công truyền thống, vô cùng quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo, nó đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong đời sống sản xuất vật chất cũng như đời sống tinh thần xã hội. Trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo, sản phẩm bằng đá được tìm thấy khá phổ biến, nhiều nhất là trong các kiến trúc đền đài, sinh hoạt tôn giáo và cả trong sinh hoạt hàng ngày. Về nghề làm đồ đá gia dụng: Nghề làm đồ gia dụng đã suy giảm nhiều,

không còn phổ biến trong đời sống xã hội của cư dân Óc Eo. Những công cụ bằng đá đã được thay thế bằng công cụ bằng sắt, đồng. Các vật dụng sinh hoạt bằng đá dường như chỉ gồm có các loại cối, chày, trục quay, lăn, bàn nghiền… trong đó chày nghiền là phổ biến nhất. Nó được sử dụng trong việc “nghiền các loại dược liệu (hạt, quả, củ) hoặc nghiền bột màu để tô vẽ các tượng” [2, tr.135]. Nhìn chung, nghề làm đá gia dụng thời kỳ này không phát triển, chỉ phần nào giữ được vai trò của mình trong một số lĩnh vực công cụ sản xuất thủ công.

Nghề làm đồ đá xây dựng: Bên cạnh nghề làm gạch ngói, nghề làm đá xây dựng thời kỳ này cũng rất phát triển. Tại di tích Ba Thê, Giồng Cát, Gò Tháp phát hiện các hòn đá lớn có vết gia công, một số phiến đá được đẽo gọt, trang trí khá đẹp; những cột đá lớn vuông cạnh có mộng, chốt để nối theo chiều cao ở Gò Tháp [10, tr.380]; những cột trụ bằng đá chạm khắc hoa văn được tìm thấy khắp các tỉnh miền TNB [hình 9, 10, 11; 2.5]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều những tấm mi cửa [hình 14, 15, 16; 2.5] và mảnh trang trí kiến trúc trong các di tích văn hoá Óc Eo. Nó được làm bằng loại đá sa thạch, đa số bị vỡ theo thời gian. Điều này cho thấy, các kiến trúc đền tháp thời kỳ Óc Eo rất phát triển, có quy mô lớn, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá, dấu tích để lại nay chỉ còn là nền móng.

Ngoài ra, nghề làm tượng đá, làm đồ trang sức bằng đá… cũng rất phát triển ở thời kỳ này. Tuy nhiên, nghề làm tượng đá và đồ trang sức bằng đá đã đạt đến trình độ điêu khắc nghệ thuật, nên có thể xếp vào nghề điêu khắc và làm đồ trang sức.

Như vậy, trên thực tế, thời kỳ Óc Eo, nghề chế tác đá đã chuyển sang bước ngoặt mới trước sự phát triển của kim loại. Trong thời kỳ này, những công cụ đá gần như đã mất hẳn, ngoại trừ một số đồ đá mà đồ kim loại không thể thay thế được như bàn mài, bàn nghiền, bàn xoay, cối đá, khuôn đúc… Ngược lại, số lượng những vật dụng kiến trúc, tượng thờ, vật thờ bằng đá và những đồ trang sức bằng đá quý đã rất phổ biến, xâm nhập vào mọi ngõ ngách đời sống của cư

dân nơi đây. Những người thợ làm nghề đá gia dụng thời kỳ này có thể đã chuyển sang làm nghề tạc tượng, gia công đồ trang sức bằng các loại đá quý và làm nghề đá xây dựng.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học luận án tiến sỹ văn hóa học (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w