THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
4.2.5. Đẩy mạnh tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện
Đẩy mạnh, tăng cường sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ đánh giá mọi công việc cuối cùng đều diễn ra ở cơ sở, do đó củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp cơ sở phải xác định là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của cấp huyện, cấp trên trực tiếp. Sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện đối với cơ sở riêng đối với đội ngũ CBCC cần quan tâm các nội dung:
Thứ nhất, Có các quan điểm định hướng dài hạn, trung hạn về việc củng cố và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Bên cạnh đó việc quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm có nội dung dự báo tốt và tính khả thi cao của cấp huyện, trong đó có các mục tiêu giải pháp cụ thể là căn cứ để cấp cơ sở tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, Quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cần bố trí 5% biên chế dự phòng để thực hiện việc luân chuyển cán
bộ của huyện về làm cán bộ chủ chốt của cơ sở. Quan tâm điều động luân chuyển cán bộ có trình độ, có năng lực tăng cường cho cơ sở để thay thế CBCC yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba, Giao nhiệm vụ phân công phụ trách xã, phụ trách địa bàn đối với các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành huyện uỷ, các thành viên UBND huyện, các phòng ban chức năng của huyện. Xây dựng quy chế để các thành phần này trực tiếp tham gia giúp đỡ các cơ sở, kịp thời hướng dẫn chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cầm tay chỉ việc.
Thứ tư, Xây dựng kế hoạch thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra công tác của đội ngũ CBCC cơ sở. Làm tốt công tác kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kiên quyết, kịp thời các vi phạm góp phần hạn chế các vi phạm nghiêm trọng, kéo dài.