THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
4.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở
dưỡng CBCC. Đào tạo, bồi dưỡng vấn đề quan trọng quyết định đến việc triển khai thực hiện thành công đề án quy hoạch và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là trang bị, bổ sung kiến thức, phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc. Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở theo các nội dung:
Thứ nhất, Căn cứ vào quy hoạch CBCC, tiêu chuẩn CBCC của các chức danh quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đồng thời gắn với yêu cầu sử dụng CBCC sau đào tạo. Bám sát phương án quy hoạch đã được phê duyệt để xác định đúng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo bồi dưỡng, trình độ đào tạo bồi dưỡng, loại hình đào tạo bồi dưỡng, cấp đào tạo bồi dưỡng, cần quan tâm đào tạo CBCC trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.
Thứ hai, Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cần phải được đổi mới theo hướng đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức, phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức đào tạo. Để tăng cường khả năng tiếp nhận, xử lý, kỹ năng giải quyết cần phải bố trí thời gian giành cho việc truyền thu kiến thức chuyên môn trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại cơ sở gắn với những vấn đề lý luận về quản lý kinh tế - xã hội, kiến thức QPAN.
Thứ ba, Triển khai thực hiện tốt quy định việc mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu đội ngũ công chức. Ban hành nghị quyết chuyên đề cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ để làm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ tư, Cần thực hiện tốt công tác xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Bên cạnh nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ theo quy định, đối với CBCC công tác tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn phải có cơ chế để hỗ trợ thêm. Bên cạnh phần kinh phí do người được cử đi đào tạo tự lo, cần huy động sự hảo tâm đóng góp của các tổ chức, cá nhân tài trợ.
Thứ năm, Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cơ sở; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu
bồi dưỡng CBCC cơ sở đảm bảo sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng. Kết hợp các hình thức đào tạo, đảm bảo nâng cao cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Thứ sáu, Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Để có cơ sở tạo nguồn CBCC trong tương lai cần mở rộng quy mô đào tạo, tăng cường đầu tư, củng cố nâng cao chất lượng đào tạo thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập, nuôi dưỡng học sinh của Trường Dân tộc nội trú của huyện và các trường phổ thông bán trú tạo nguồn cán bộ trẻ là người dân tộc thiểu số cho huyện.