Tiêu chí về tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 52 - 53)

LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CƠ SỞ

2.4.2.4. Tiêu chí về tiềm năng phát triển

Đây là tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC trên cơ sở xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ mới. Thực tế cho thấy hầu hết các đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở đều dựa trên khả năng hiện có của CBCC cũng như của công việc và tổ chức. Trên thực tế công việc (và ngay cả bản thân CBCC) cũng luôn thay đổi. Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công việc luôn thay đổi do các nhân tố khách quan (như do thay đổi cơ chế chính sách, do áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, do yêu cầu đổi mới của quá trình hội nhập kinh tế, do yêu cầu và đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, ...) hoặc do yêu cầu của các nhân tố chủ quan như: Luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, biệt phái CBCC... Nếu như CBCC không nhận thức được sự thay đổi về công việc của mình theo yêu cầu của sự phát triển, thì sẽ không có sự đầu tư cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì không thể đảm nhận được công việc trong tương lai. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển CBCC còn là cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai.

Để đánh giá tiềm năng phát triển của CBCC cấp cơ sở, người ta thường sử dụng hai tiêu chí đó là: Nhận thức về sự thay đổi công việc, nhiệm vụ trong tương

lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó của CBCC. Khi nhận thức được sự thay đổi của công việc trong tương lai, CBCC có thể tự chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng, những kiến thức cần thiết chuẩn bị đáp ứng cho sự thay đổi của công việc, nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w