Bổ sung thể chế quản lý CBCC cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 108 - 110)

THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

4.3.1. Bổ sung thể chế quản lý CBCC cấp cơ sở

Căn cứ Luật CBCC năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật, các Bộ chuyên ngành đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện tuy nhiên hệ thống văn bản pháp quy hiện nay chưa đủ, một số quy định chưa cụ thể. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở, thể chế quản lý cán bộ, công chức cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Thứ nhất, Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được thực hiện theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV; thời điểm hiện tại Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 thay thế Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh CBCC cấp cơ sở căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của các vùng theo quy định của Chính phủ với quan điểm nâng cao tiêu chuẩn trình độ:

- Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND: Chuyên môn, nghiệp vụ ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ Đại học trở lên. Ở khu vực miền núi các xã vùng I phải có trình độ chuyên môn Đại học; các xã vùng II phải có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên; các xã vùng III trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên,

trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND trình độ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ Đại học trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi các xã vùng I phải có trình độ chuyên môn Trung cấp; các xã vùng II phải có trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên; các xã vùng III trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT.

- Đối với các chức danh công chức Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ đại học đúng chuyên ngành trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi phải có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên. Riêng trưởng Công an xã ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với công chức đang công tác khu vực miền núi, vùng cao, có chứng chỉ chương trình huấn luyện trưởng công an xã; Chỉ huy trưởng quân sự ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi, vùng cao có chứng chỉ chương trình huấn luyện Chỉ huy trưởng quân sự trở lên.

Thứ hai, Cùng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ Chính phủ cần ban hành chính sách “đầu ra” để giải quyết số CBCC hiện nay không đủ các điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị theo quy định, trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi của các CBCC này vì thực tế còn chiếm một tỷ lệ lớn nhưng chưa được giải quyết, để có thể tuyển dụng thêm đội ngũ CBCC trẻ có năng lực, điều kiện đáp ứng đủ theo yêu cầu.

Thứ ba, Cần hoàn thiện quy định rõ thẩm quyền quản lý đối với đội ngũ CBCC cơ sở. Thực tế công tác quản lý cán bộ, công chức cơ sở còn chồng chéo, thiếu thống nhất, quy định về phân công, phân cấp chưa rõ ràng. Trong khi đó đội ngũ CBCC cấp cơ sở do được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên rất đa dạng. Qua thực tiễn công tác quản lý CBCC cấp cơ sở từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến kiểm điểm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bố trí sử dụng còn thực hiện khác nhau, chưa thống nhất. Để đảm bảo có được quy định chung thống nhất, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý đội ngũ CBCC cấp cơ sở.

Thứ tư, Tiếp tục sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp công vụ, chính sách hỗ trợ đặc thù cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp cơ sở đặc biệt ở những vùng khó khăn. Theo quy định của Chính phủ CBCC cấp cơ sở chưa qua đào tạo hoặc trình độ sơ cấp hệ số lương rất thấp so với mặt bằng chung, do vậy không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của họ. Do vậy trong lộ trình cải cách tiền lương nên tính toán xem xét để đảm bảo tính công bằng. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 108 - 110)