LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CƠ SỞ
2.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Trong quá trình xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, nhiều địa phương đã rất quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở, cụ thể:
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là huyện nằm cách Thành phố Sơn La 120 km về phía Hà Nội, trong những năm qua để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ CBCC cơ sở, huyện đã triển khai rất nhiều các giải pháp quan trọng, cụ thể:
- Cụ thể hoá nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên về công tác cán bộ trên cơ sở tình hình thực tế của huyện, quá trình thực hiện các công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, khách quan.
- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ CBCC cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Quan tâm triển khai đồng bộ công tác quy hoạch từ xã, thị trấn đến huyện theo nguyên tắc phương án quy hoạch cán bộ phải đáp ứng được mục đích yêu cầu của cán bộ quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tế và
yêu cầu phát triển của địa phương. Mỗi chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người; mỗi người quy hoạch từ 2-3 chức danh. Thường xuyên rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá đúng trình độ năng lực của đội ngũ CBCC làm tốt công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ.
- Quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cơ sở. Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả nhiệm kỳ 5 năm. Hàng năm huyện đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để tiến hành công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận cho đội ngũ CBCC huyện và cơ sở.
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là trụ sở làm việc của các xã; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các xã, trong đó quan tâm các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Thường xuyên rà soát đội ngũ CBCC trên cơ sở các tiêu chuẩn chức danh để bố trí đầy đủ kịp thời CBCC nhằm đảm bảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết không bố trí đối với những người không đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn theo quy định.
- Làm tốt công tác đánh giá CBCC hàng năm trên cơ sở tự phê bình và phê bình, quá trình thực hiện đảm bảo tính công bằng, khách quan, xác định chính xác kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng CBCC. Chú trọng việc lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực CBCC.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ kiến thức khả năng giải quyết công việc đối với CBCC cơ sở trên cơ sở đó để sắp xếp, bố trí, sử dụng CBCC vào các chức danh. Bên cạnh đó căn cứ mức độ công tác hoàn thành thực hiện tốt công tác khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên là huyện nằm tiếp giáp và có các điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên tương đồng với huyện Thuận Châu. Một trong những thành tựu mà huyện đạt được trong thời gian qua đó là xây dựng củng cố đội ngũ CBCC cơ sở góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN, một số giải pháp huyện đã thực hiện đó là:
ngành đoàn thể của huyện đối với đội ngũ CBCC cơ sở. Tăng cường sự lãnh đạo tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân trong xem xét những vấn đề quan trọng như công tác, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
- Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC cơ sở. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quy hoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng với rèn luyện trong môi trường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạo nguồn CBCC kế cận, bổ sung.
- Trong quá trình đánh giá nhận xét cán bộ có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở và các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Trên cơ sở đánh giá xếp loại CBCC cơ sở hàng năm huyện đã tiến hành tổng hợp, phân tích chất lượng đội ngũ CBCC từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBCC cho từng xã, thị trấn, trên địa bàn toàn huyện.
- Triển khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo quy trình công tác quản lý, sử dụng, bố trí điều động phân công nhiệm vụ đối với CBCC tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện kịp thời những sai phạm trong công tác tuyển dụng CBCC.
- Huyện rất chú ý bố trí, sử dụng CBCC là người dân tộc địa phương có đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài ra đối với CBCC là nữ đã được quan tâm trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
- Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của CBCC. Kịp thời điều chuyển những cán bộ cơ sở trình độ không phù hợp với công việc đã phân công, tăng cường những cán bộ có năng lực từ các ban ngành
của huyện hoặc từ xã khác đến đối với cán bộ, công chức năng lực quá yếu hoặc có vi phạm nghiêm trọng.