- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn
2. Rừng sản xuất và cây
4.2.3. Kiến nghị bố trí hợp lý cây bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
4.2.3.1. Hiệu quả kinh tế của việc phát triển bưởi Đoan Hùng
Cùng với cây chè, cây bưởi được xác định là người bạn đời gắn bó với cuộc sống của người nông dân vùng đồi trung du tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là cây bưởi với người dân huyện Đoan Hùng. Cây bưởi ở đây đã giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Đứng về mặt môi trường, việc trồng bưởi Đoan Hùng đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt. Với việc phân bố ở những nơi không quá dốc, việc trồng bưởi ở điều
134
kiện địa hình trung du của khu vực sẽ góp phần xóa bỏ tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng, vừa tránh lãnh phí tài nguyên, vừa đem lại thu nhập và việc làm ổn định cho người dân.
Theo kết quả tính toán của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, thu thập từ cây bưởi sau khi trừ các chi phí như phân bón, công chăm sóc,... mỗi gốc bưởi cho lãi 2.500.000VNĐ/năm, gấp 1,5 lần so với cây vải. Về giá trị kinh tế, việc trồng bưởi đem lại hiệu quả khá cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ bưởi, một sản phẩm sạch đang được người tiêu dùng rất ưu chuộng.
Bưởi Đoan Hùng không những là đặc sản của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ mà còn là sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng từ lâu của cả nước. Chính vì vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt nhiều dự án phát triển loại cây ăn quả này từ những năm 2002 - 2005 và phát triển mạnh từ 2010 đến nay, cây bưởi đã trở thành cây sản xuất hàng hóa tập trung trên đất Đoan Hùng, Phú Thọ.
Diện tích trồng bưởi toàn tỉnh năm 2012 là 1.876,9 ha, trong đó riêng diện tích được trồng ở huyện Đoan Hùng chiếm 1.359,2 ha (72,42% diện tích toàn tỉnh), huyện Phù Ninh đứng thứ 2 với 71 ha, huyện Thanh Sơn ít nhất chỉ có 12,0 ha. [18]
4.2.3.2. Khả năng mở rộng diện tích cây bưởi Đoan Hùng theo đơn vị cảnh quan
Luận án dựa trên cơ sở các phân tích về hiệu quả kinh tế hiện nay của cây bưởi huyện Đoan Hùng, kết hợp các kết quả đánh giá mức độ thích nghi các đơn vị dạng CQ đối với 2 giống bưởi Sửu (bưởi Chí Đám) và bưởi Bằng Luân để đánh giá khả năng mở rộng diện tích đối với cây bưởi đặc sản Đoan Hùng.
Đánh giá thực tiễn cho thấy với nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, hiện nay việc phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng chưa thật hiệu quả, diện tích chưa nhiều. Vì vậy, cần mở rộng diện tích trồng mới. Dựa trên kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng CQ cho cây bưởi nên bố trí hợp lý việc phát triển cây bưởi để nâng cao diện tích, hiệu suất của loại cây ăn quả đặc sản nói trên.
Kiểm nghiệm thực tế chúng tôi thấy các hộ (hoặc khu vực) cho chất lượng bưởi ngon, giá bán cao đều tập trung ở các xã: Chí Đám, Bằng Luân, Phúc Lai, Minh Lương, Bằng Doãn, Tây Cốc, Hùng Quan, Vân Du, Phong Phú, Phương Trung. Kết quả này trùng với những đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các dạng CQ cho cây bưởi. Luận án đưa ra một số đề xuất cơ bản sau:
135
- Những dạng CQ có mức độ rất thích nghi (S1) cần được giữ nguyên và ưu tiên để trồng bưởi.
- Các khu vực có mức độ thích nghi S2, S3 có thể trồng bưởi Sửu hoặc bưởi Bằng Luân tùy theo nhu cầu sinh thái của giống bưởi đó và khả năng đáp ứng của khu vực (dạng CQ). Dựa trên nhu cầu sinh thái của bưởi Đoan Hùng, các dạng CQ có độ dốc <250 tầng dày đất ít nhất đạt cấp 2 trở lên (50-100cm), thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình, nhiệt độ nằm trong khoảng 15-220C, lượng mưa từ 1000-1800 mm/năm, mức độ thoát nước từ trung bình trở lên, độ phì khá đều có thể trồng bưởi Đoan Hùng.
- Những dạng CQ không thích hợp phát triển cây bưởi bao gồm những dạng cảnh quan đang là rừng, cảnh quan lúa nước, cây hàng năm, quần xã thủy sinh cần được giữ nguyên trạng.
Việc phát triển bưởi Đoan Hùng là việc làm cần thiết do chúng vừa đảm bảo thu nhập, tạo việc làm cho người dân trong vùng, đảm bảo tính bền vững môi trường. Tuy nhiên, cần tránh việc phát triển quá mức, cần nâng cao kỹ năng chăm sóc để tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo giữ đúng thương hiệu.
4.2.4. Kiến nghị phát triển một số mô hình nông - lâm kết hợp tại Phú Thọ
Việc nghiên cứu xây dựng các mô hình nói trên dựa trên cơ sở các mô hình được xem là đã có hiệu quả đang được triển khai ở một số địa phương trong khu vực kết hợp các yếu tố nhân sinh sao cho chúng có khả năng phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với trình độ phát triển thực tế tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm, cấu trúc, chức năng của từng loại cảnh quan và tập quán sản xuất của các địa phương mà xây dựng các mô hình khác nhau.
Trên cơ sở một số tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng tại Phú Thọ, kết hợp quá trình điều tra, nghiên cứu trực tiếp tại một số địa phương (hai huyện Thanh Sơn, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì), có thể thấy Phú Thọ có khá nhiều mô hình nông-lâm kết hợp trong đó nhiều mô hình được ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cũng còn một số mô hình chưa thực sự đạt hiệu quả. Dưới đây là một số mô hình chính, hoạt động có hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu.
136
Hiện tại mô hình này đang được phát triển khá mạnh mẽ tại tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là đối với vùng gò đồi. Đây cũng là mô hình của tỉnh nhằm giảm xói mòn, tăng rừng phòng hộ, phục hồi phần diện tích rừng bị tàn phá, cung cấp đủ củi đun, nguyên liệu giấy và nguyên liệu xây dựng. Ví dụ, một mô hình R-V- A-C tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, rừng bao gồm rừng tự nhiên được quản lý và bảo vệ của VQG Xuân Sơn chủ yếu là cọ, tre nứa, mây và các loài cây khác. Mô hình đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, rừng cung cấp gỗ, cây đặc sản (cây thuốc),.... Hiện nay, rừng trồng ở đây gồm các loài cây có khả năng phát triển nhanh, chịu đựng tốt như bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng, xoan ta... là chủ yếu, bên cạnh đó, phát triển thêm các loại hình rừng đặc biệt như lồ ô, tre, nứa. Giữa rừng và vườn của gia đình, trồng xen chè với cây cốt khí (loài cây họ đậu có khả năng cố định đạm và chống lại sự mất chất dinh dưỡng của đất). Tùy theo mục tiêu của từng hộ, vườn có thể trồng chè là chủ yếu kết hợp thêm cây ăn quả (chuối, mía...), rau để bán, có hộ lựa chọn trồng hỗn hợp các loài cây ăn quả (dứa, chuối, mía, mít, cam...) và cây rau màu (ngô, đậu đỗ các loại, sắn...). Đồi kề ngay ruộng lúa được trồng các loài cây như bạch đàn, xà cừ hay cây mỡ hoặc đồi tái sinh tự nhiên.
Mô hình R-V-A- C mang lại hiệu quả rất tốt cho các vùng đồi núi của tỉnh, trong đó tái sinh rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn là điều có giá trị nhất. Đây là một rừng hỗn giao, phức tạp, rất thích hợp về mặt sinh thái và thủy văn với việc quản lý rừng đầu nguồn. Đây cũng là chủ trương của tỉnh, phá thế trồng độc canh cây bạch đàn trong công tác phục hồi rừng tại Phú Thọ. Mô hình này đặc biệt thích hợp với việc quản lý ở quy mô hộ gia đình vì mức đầu tư lao động thấp. Các nông hộ ở đây nhận trồng rừng liên kết với lâm trường, giống do lâm trường cung cấp, vốn đầu tư, phân bón của lâm trường, đất của dân, hộ gia đình bỏ công lao động và được nhận tiền công. Rừng sau khi thu hoạch bán cho lâm trường, sẽ trừ đi chi phí đầu tư ban đầu, còn lại sẽ chia theo tỉ lệ lâm trường 50%, dân 50%. Một số hộ nông dân có đất cũng đã tự mua cây giống về trồng và chăm sóc, song đến nay chưa đến giai đoạn khai thác. Tình hình quản lý từng tự nhiên và rừng trồng khá tốt, không bị cháy rừng. Vốn đầu tư có thể được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng NN & PTNT tùy vào khả năng sử dụng của hộ gia đình mà có thể vay nhiều hay ít.
Công tác chăn nuôi cũng góp phần trong mô hình, một số hộ chọn nuôi lợn, thức ăn cho lợn là sắn, ngô, cám... Một phần thức ăn tận dụng từ mô hình, một phần phải mua thêm ở bên ngoài. Gà nuôi làm thực phẩm cho gia đình, một số hộ
137
kết hợp thả gà nhà vào rừng, phát triển gà nhà trong rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ có thể kết hợp nuôi trâu, bò,....
4.2.4.2. Mô hình Vườn - Chuồng - Rừng (V-C-R)
Trang trại và nông lâm trường: tại các xí nghiệp trồng chè tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ các hộ nhận khoán vườn chè đang thực sự làm chủ và biến mỗi hộ thành một trang trại riêng, cung cấp các sản phẩm cho xí nghiệp chè Phú Hộ, xí nghiệp đóng vai trò làm dịch vụ cho các trang trại và hướng dẫn kỹ thuật, quản lý cho các trang trại. Các hộ nhận khoán được cấp sổ đỏ xác định quyền sử dụng vườn chè lâu dài và ổn định theo luật định.
Rừng cũng được giao khoán cho từng chủ rừng, chịu trách nhiệm quản lý các diện tích rừng đã được giao khoán. Rừng trồng ở đây chủ yếu là keo, bạch đàn, xoan ta,… Kết quả mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, đất đai, lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật được phát huy có hiệu quả, tránh hiện tượng trước kia hay xảy ra đối với các xí nghiệp, nông lâm trường quốc doanh là tình trạng đất nông, lâm nghiệp bỏ hoang, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước, sản xuất nông sản hàng hóa gặp khó khăn, tình trạng thua lỗ thường xảy ra...
4.2.4.3. Mô hình Vườn - Rừng (V-R), Rừng - Vườn (R-V)
Hai mô hình nói trên có ý nghĩa rất quan trọng trong canh tác trên đất dốc. Có sự khác biệt giữa hai mô hình ở chỗ, mục đích sản xuất cây nông nghiệp là chính, việc trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp (chắn gió hại, chống xói mòn đất, cải tạo đất, giữ nước, che bóng...) giúp thâm canh tăng năng suất cây trồng nông nghiệp kết hợp cung cấp gỗ, củi. Việc trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp không được làm giảm năng suất cây trồng chính. Có sự kết hợp giữa các tầng cây: tầng thứ nhất có thể trồng sơn, trẩu (cây thân gỗ lâu năm), tầng thứ hai trồng chè, dứa,...
Vườn rừng có thể có kết cấu nhiều loài cây ăn quả có nhu cầu ánh sáng khác nhau, tạo thành vườn có kết cấu nhiều tầng theo chiều thẳng đứng phù hợp, do đó mật độ cây ăn quả được trồng trong vườn rừng trên một đơn vị diện tích thường cao.
Mô hình R-V, mục đích sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp là chính. Việc trồng xen cây trồng nông nghiệp là kết hợp nhằm hạn chế cỏ dại, thúc đẩy cây rừng phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt hơn, kết hợp giải quyết một phần khó khăn về lương thực, thực phẩm ở vùng đồi núi. Có những
138
kiểu sau: trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày (ngô, sắn, đậu,…) với cây rừng trong giai đoạn đầu khi cây rừng chưa khép tán. Đối với Phú Thọ, người ta trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng ưa sáng như bồ đề, bạch đàn, keo, tre, luồng; hay trồng với cây rừng trong giai đoạn cây rừng còn non không ưa ánh sáng trực xạ mạnh như cây mỡ, quế...
Mô hình trang trại vườn rừng, vườn nhà đang là thế mạnh của nhiều địa phương ở Phú Thọ. Tập đoàn cây ăn quả của tỉnh khá phong phú: bưởi, hồng, na, nhãn, vải, chuối… được chọn làm cây chủ đạo của vườn rừng. Một số mô hình vườn rừng cây ăn quả hay được kết hợp là: mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, sơn, trẩu…) xen cây ăn quả (dứa, chuối, hồng…); mô hình cây ăn quả - cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, sắn)…
Trên đây là 3 mô hình kinh tế nông lâm tổng hợp có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Ngoài ra, Phú Thọ có thể áp dụng một số mô hình kinh tế nông hộ đơn giản, phạm vi nhỏ: mô hình Ruộng - Vườn, Ruộng - Rừng, Ruộng - Chuồng, Ao - Chuồng, Vườn - Ao. Các mô hình trên thường phân bố rải rác trong các hộ gia đình, sản phẩm một phần cung cấp cho đời sống, phần dư thừa cho những thị trường nhỏ lẻ (bán ngoài chợ). Tuy quy mô thường nhỏ, lẻ những kết quả cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt, áp dụng ở những địa bàn có điều kiện tự nhiên khó áp dụng các mô hình nông lâm chính, cần quy mô lớn, đầu tư nhiều (cả thời gian và tiền bạc).