Cấu trúc cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 73 - 76)

- Loại cảnh quan: được đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất Đây cũng là cấp cơ sở của BĐCQ tỉnh

c. Cấu trúc cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

c.1. Cấu trúc đứng: Huyện Đoan Hùng nằm ở cửa ngõ phía bắc của tỉnh Phú Thọ, có địa hình trung du nhiều đồi gò lượn sóng, dốc nghiêng từ tây bắc Phú Thọ, có địa hình trung du nhiều đồi gò lượn sóng, dốc nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Độ dốc địa hình giảm dần từ đồi cao độ dốc dao động từ 15- 250 đến địa hình đồi thấp từ 8-150, địa hình thung lũng vùng đồi <80 và đến địa hình đồng bằng thấp dọc thung lũng sông <80.

Về địa mạo, khu vực có nhiều dạng địa hình nằm xen kẽ lẫn nhau, với 4 dạng chủ yếu sau:

+ Dạng đồi cao: có dạng bát úp hoặc các dải dài, thường có độ cao >100 m, giữa các quả đồi là các thung lũng nhỏ hẹp.

+ Dạng gò đồi thấp: các quả đồi có dạng bát úp, đỉnh tròn, tầng đất khá dầy, độ cao chỉ khoảng 50-100 m, phân bố rải rác.

+ Thềm phù sa cổ: là những dải đất hẹp chạy dọc hai bên bờ sông Lô và sông Chảy. Chủ yếu là các gò thấp <50m, có nơi cao hơn (thường là phù sa cổ phủ trên nền đá biến chất) hoặc địa hình thoải, lượn sóng.

+ Dạng đồng bằng phù sa mới: là những dải đất với địa hình tương đối bằng phẳng, không rộng lắm chạy dọc theo sông Chảy và sông Lô được tạo nên bởi vật liệu phù sa mới của hai sông này.

Khí hậu: Đoan Hùng có tổng lượng bức xạ năm từ 100-110 kcal/cm2. Năng lượng bức xạ cực đại xuất hiện vào khoảng tháng 7 (25 kcal.cm2) và thấp nhất vào khoảng tháng 2 (14,9 kcal.cm2). Nhiệt độ trung bình năm của huyện khoảng 230C. Nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 23,70- 24,30C, trung bình mùa lạnh < 200C. Tổng lượng mưa trung bình năm đạt >1600mm, tháng có nhiều mưa nhất rơi nhất là tháng 8, tháng 11 ít mưa nhất. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao > 80%, đạt cực đại vào các tháng 3- 4 và cực tiểu vào các tháng 11- 12.

Đoan Hùng mang đặc trưng khí hậu vùng trung du và miền núi phía bắc, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 - 10, nhiệt độ không khí

74

khá cao, lượng mưa lớn với cường độ mạnh, đôi khi có gió lốc xoáy cục bộ và mưa đá. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 - 3 năm sau, thường có các đợt gió mùa xen kẽ với các đợt nắng ấm, độ ẩm không khí thấp, có nắng hanh và sương muối. Thổ nhưỡng ở đây khá phong phú thuận lợi cho nông, lâm nghiệp phát triển với 6 loại đất chính là: đất feralít đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp), đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X), đất dốc tụ thung lũng (D), đất phù sa được bồi (Pb) và đất phù sa không được bồi (P). Đặc điểm của các loại đất này đã được phân tích rõ tại chương 2.

Thủy văn: huyện Đoan Hùng có mật độ sông khá lớn, với hai sông chính chảy qua là sông Lô và sông Chảy. Ngoài ra ở huyện Đoan Hùng còn có 28 ngòi suối lớn nhỏ, bình quân khoảng 3 km2 lưu vực có một ngòi dài.

Thực vật: thảm thực vật ở Đoan Hùng chủ yếu là cây ăn quả (chủ yếu là Bưởi, Chè, Lúa), rừng chủ yếu là rừng trồng (phổ biến Bạch đàn, Keo...), rừng thứ sinh chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác.

c.2. Cấu trúc ngang cảnh quan huyện Đoan Hùng

Huyện Đoan Hùng có 36 đơn vị loại CQ trong tổng số 86 loại CQ của toàn tỉnh Phú Thọ, thuộc 3 lớp CQ và 5 phụ lớp CQ. Các dạng CQ của Đoan Hùng được phân chia từ cấp loại CQ, dựa trên sự phân hóa của các tổ hợp đất. Với loại CQ phân hóa thành 62 dạng CQ khác nhau. (Phụ lục 13) Trong đó:

Thuộc vùng núi thấp có 3 loại CQ phân hóa với 6 dạng CQ (từ dạng CQ số 1 đến 6), với 3 cấp độ dốc >250, 15-250, 8-150; thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tầng dày với 2 cấp >100 cm và 50-100 cm. Tuy diện tích các dạng CQ thuộc lớp núi chỉ chiếm diện tích nhỏ, nhưng đã góp phần làm phong phú đặc điểm cảnh quan địa bàn nghiên cứu.

Lớp CQ đồi có sự phân hóa phong phú và đa dạng nhất. Trong phụ lớp CQ đồi cao, trên đất đỏ vàng phát triển đá sét và đá biến chất có 5 loại CQ có sự phân hóa khá phong phú với 13 dạng CQ (từ dạng CQ số 7 đến 21). Các dạng CQ phân bố ở 3 cấp độ dốc: 15-250, 8-150, <8; thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tầng dày khá lớn trung bình >50 với 2 cấp (50-100 cm và >100 cm). Trên đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, với 2 dạng CQ (số 20, 21), chỉ có ở độ dốc <80, tầng dày khá lớn >100cm. 2 dạng CQ này chiếm diện tích nhỏ

75

hẹp, phân bố tại xã Vụ Quang. Hiện trạng thảm thực vật khá phong phú từ rừng thứ sinh đến trảng cỏ cây bụi. Trong lớp CQ đồi, dạng CQ được bao phủ bởi rừng thứ sinh chỉ chiếm diện tích nhỏ (số 7, 11) phân bố ở hai xã Ca Đình và xã Tiêu Sơn.

Thuộc phụ lớp CQ đồi thấp trên đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất có 4 loại CQ, phân hóa thành 15 dạng CQ (từ số 22 đến 36) với các cấp độ dốc và tầng dày khác nhau. Hiện trạng thảm thực vật trên đó là rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng năm và một phần là trảng cỏ cây bụi.

Tại các thung lũng vùng đồi có 12 loại CQ chỉ phân hóa với 15 dạng CQ. Trong đó trên đất Fl có 4 loại CQ, phân hóa thành 7 dạng CQ, tầng dày khá lớn >100 cm, với 2 cấp: 3-80 và 0-30. Riêng các loại CQ phân bố trên đất P, Pb do độ dốc thấp <30, tầng dày lớn >100 cm nên chỉ có sự phân hóa với 1 dạng CQ.

Trên đồng bằng, độ dốc nhỏ hơn (<30), phần lớn là những loại đất có tầng dày lớn, nên sự phân hóa các loại CQ khá đơn giản. Các loại CQ ở đây chỉ phân hóa thành 1 dạng CQ, độ dốc từ 0-30, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tầng dày >100 cm. Hiện trạng thảm thực vật chủ yếu cây lâu năm, cây hàng năm và trảng cây bụi. Đặc biệt, rải rác có dạng CQ quần xã thủy sinh, dạng CQ này được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản khá phát triển.

Tóm lại, tuy là huyện nhỏ (diện tích 302,4 km2), nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, địa hình chủ yếu là gò đồi, điều kiện tự nhiên không phân hóa sâu sắc bằng các huyện ở phía nam và tây nam như Thanh Sơn, Tân Sơn nhưng Đoan Hùng cũng có tới 62 dạng CQ khác nhau phân bố đan xen trên toàn địa bàn.

(BĐCQ huyện Đoan Hùng)

2.2.3.2. Chức năng cảnh quan Phú Thọ

Mỗi tổng hợp thể tự nhiên có những chức năng tự nhiên do đặc điểm, cấu trúc, hình thái và các hợp phần cấu tạo nên nó quy định. Chức năng thể hiện vai trò về mặt sinh thái, kinh tế, xã hội của cảnh quan và mối liên hệ giữa chúng. Bản thân mỗi đơn vị cảnh quan luôn mang một chức năng tự nhiên phục vụ cho phát triển KT-XH của con người như chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, chức năng phục hồi và bảo tồn, chức năng khai thác kinh tế...[25]

Qua phân tích đánh giá đặc điểm cấu trúc cảnh quan, chúng tôi nhận thấy cảnh quan khu vực nghiên cứu có những chức năng tự nhiên sau:

76

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w