Hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 117)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

4.1.2. Hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay

Phú Thọ hiện nay

4.1.2.1. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp có xu hướng chuyển dịch rõ rệt trong giai đoạn 2000-2012. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá vững chắc và tương đối toàn diện, trong đó, ngành nông nghiệp tăng bình quân 8,21%/năm, ngành lâm nghiệp tăng 8,96%/năm và ngành thủy sản tăng 8,6%/năm. Nội bộ từng ngành có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

118

Bảng 4.2. Cơ cấu GDP ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Phú Thọ qua một số năm Đơn vị : % Ngành KT 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nông nghiệp 87.5 88.3 87.5 89.1 87.1 86 85,4 Lâm nghiệp 8.0 7.3 7.9 5.5 7.8 9 9,4 Thủy sản 4.5 4.4 4.6 5.4 5.1 5 5,2

- Ngành nông nghiệp: xu thế phát triển ngành trồng trọt chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (như chè), cho chế biến lương thực-thực phẩm (bún bánh, đậu phụ…) và các nông sản khác đáp ứng tiêu dùng nội địa. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch khá mạnh, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp hầu như không có sự thay đổi đáng kể tăng.

- Cơ cấu diện tích các loại cây trồng nông nghiệp có sự biến đổi rõ rệt: giảm tỉ trọng diện tích nhóm cây hàng năm, tăng tỉ trọng diện tích nhóm cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây ăn quả 14,5 ngàn ha năm 2012, trong đó, các loại cây ăn quả được chú trọng phát triển bao gồm Bưởi ngọt Đoan Hùng, Hồng không hạt, nhãn, vải, chuối, dứa… Diện tích bưởi đặc sản Đoan Hùng năm 2012 đạt 1.876,9 ha so với năm 2000 chỉ đạt 670,3 ha.

Lương thực bình quân đầu người tăng, đạt 354,4 kg/người/năm (2012). - Ngành lâm nghiệp: cơ cấu phát triển lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển và bảo vệ vốn rừng, tỷ trọng giá trị trồng và chăm sóc rừng từ 14% (năm 2000) lên 18,28% (2012), tỷ trọng giá trị khai thác lâm sản từ 72,12% (năm 2000) lên 86,67% (2012). Tổng diện tích rừng trồng mới năm 2012 đạt 6.071,5 ha. Toàn tỉnh đã nâng độ che phủ rừng từ 35,8% (2000) lên 49% (2012). [18]

119

a.Nhóm đất nông nghiệp: số liệu thống kê năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có 282.050,21 ha, chiếm 79,83% tổng DTTN, bình quân đất lương thực trên đầu người là 0,21ha/người, chưa bằng một nửa so với vùng Miền núi và Trung du Bắc Bộ (0,57ha/người). [18, 84]

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng cho các mục đích cụ thể gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp: 98.284,72 ha

- Đất lâm nghiệp: 178.732,26 ha - Đất nuôi trồng thủy sản: 4.974,54 ha - Đất nông nghiệp khác: 58,69 ha.

Thực trạng sử dụng một số loại đất chính như sau:

- Đất trồng cây hàng năm: 56.696,91 ha, chiếm 57,69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều tại huyện Cẩm Khê (7.016 ha), huyện Hạ Hòa (5.910,5 ha), huyện Thanh Ba (5.733,8 ha) và ít nhất ở thị xã Phú Thọ chỉ với 2.173,1ha. Trong đó:

- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 41.587,81 ha, chiếm 42,31% đất sản xuất nông nghiệp, bằng 11,78% DTTN của tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn. Bao gồm:

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: 13.673 ha, chiếm 32,88%, chủ yếu là diện tích chè, sơn, trẩu... tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Tân Sơn, Yên Lập và Thanh Sơn (chủ yếu là phần diện tích chè trong các nông trường đóng trên địa bàn tỉnh).

+ Đất trồng cây ăn quả: 2.539,92 ha, chiếm 6,11% gồm một số chủng loại như bưởi, nhãn, vải, hồng, cam quýt, trong đó, diện tích bưởi có 1.876,9 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khác: 25.374,82 ha, chiếm 61,02%. Loại đất này nằm rải rác trong các khu dân cư và với nhiều loại cây trồng khác nhau hiệu quả sử dụng đất thấp. Trong những năm tới cần đầu tư cải tạo xây dựng thành các vùng thâm canh, chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.

120

- Diện tích rừng phòng hộ: diện tích 44.229,65 ha, chiếm 24,75% đất nông nghiệp, bằng 12,56% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện miền núi cao như: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập,... Trong đó: [18, 84]

+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 29.873 ha + Đất có rừng trồng phòng hộ 8.660,35 ha

+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 5.029 ha + Đất trồng rừng phòng hộ 1.248 ha.

- Đất rừng đặc dụng: diện tích 11.357,12 ha, chiếm 6,35% đất nông nghiệp, bằng 3,21% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở VQG Xuân Sơn (h.Tân Sơn) với diện tích 9.509 ha, phần còn lại thuộc địa bàn các huyện Hạ Hòa 669,12 ha, Đoan Hùng 601 ha, Yên Lập 330 ha, thành phố Việt Trì 224 ha (khu vực Đền Hùng) và Phù Ninh 24 ha. Gồm:

+ Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 9.293 ha + Đất có rừng trồng đặc dụng 1.394,12 ha + Đất trồng rừng đặc dụng 670 ha

- Đất rừng sản xuất: diện tích 123.145,49 ha, chiếm 68,90% đất nông nghiệp, bằng 34,74% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa,... Trong đó:

+ Đất rừng tự nhiên sản xuất: 21.514,65 ha + Đất có rừng trồng sản xuất: 79.085,16 ha

+ Đất khoanh nuôi, phục hồi sản xuất: 2.030,11 ha + Đất trồng rừng sản xuất: 20.515,57 ha.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ năm 2012

Loại đất 2012

Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 353.330,48 100,0

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w