Thảm thực vật trồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 57 - 62)

+ Rừng trồng: chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm. Diện tích rừng trồng hàng năm tại Phú Thọ không ngừng tăng, đến cuối năm 2012,

58

diện tích rừng đạt 123.145 ha. Trong đó, trồng tập trung mới chiếm 6.543 ha, trồng bổ sung chiếm 3.297 ha, trồng phân tán 1.302 ha và khoanh nuôi tái sinh rừng với 1.560 ha [18]. Rừng trồng thường phân bố trên vùng núi thấp, vùng đồi và đồng bằng cao. Cấu trúc rừng đơn giản với một tầng cây gỗ và tầng cây bụi, cỏ bên dưới.

+ Lúa nước: phân bố tập trung ở các đồng bằng thấp dọc thung lũng các sông Đà, Thao, Lô và rải rác dọc theo các thung lũng ven sông suối.

+ Hoa màu: trồng ở các khu vực có địa thế cao ở đồng bằng và phổ biến trên đồi ở vùng trung du, trên các sườn núi thoải ở vùng núi. Các cây trồng phổ biến thường là các loại Đậu, Lạc, Ngô, Khoai, Sắn, Dong riềng và các loại rau...

Nương rẫy phân bố rải rác ở vùng núi, diện tích hiện có 3.630 ha. Hình thức canh tác vẫn là đốn rừng, chờ khô và đốt lấy đất canh tác. Các cây trồng có Lúa nương và các cây lương thực như Ngô, Khoai, Sắn.

+ Cây công nghiệp lâu năm: cây chè là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Phú Thọ, được trồng ở nhiều địa phương như Thanh Ba, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ.... Ngoài chè ra còn có một số loại cây dài ngày được trồng như Sơn, Trẩu, Cao su,... nhưng trồng với quy mô nhỏ trong các vườn hộ gia đình.

+ Cây ăn quả: cây ăn quả chủ lực được xác định là Bưởi, Hồng không hạt, Vải, Chuối, Dứa... Diện tích cây ăn quả đến cuối năm 2012 đạt 10.689,3 ha. Phú Thọ có một số vùng đất bãi (sông Hồng, sông Lô) phù sa màu mỡ thích hợp cho phát triển một số loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.

+ Các cây trồng ở khu dân cư: thường trồng các cây trồng lấy gỗ loại nhỏ hay lấy bóng mát. Vùng nông thôn, ngoài các cây trên còn có các cây làm vật liệu xây dựng (tre, nứa), các cây ăn quả, cây hoa màu xen lẫn trong khu dân cư.

Từ sự kết hợp của các quần xã thực vật tự nhiên và nhân tác nói trên với các loại đất là dấu hiệu để xác định các loại CQ trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Đồng thời chúng là cơ sở để xác định chức năng của từng đơn vị cảnh quan trong lãnh thổ.

59

b. Hệ động vật: Phú Thọ có khoảng 180 loài động vật, trong đó: Thú có khoảng 40 loài, Chim có khoảng 100 loài, Bò sát và Lưỡng cư khoảng 40 loài. khoảng 40 loài, Chim có khoảng 100 loài, Bò sát và Lưỡng cư khoảng 40 loài. Trong đó, một số loài thú lớn có giá trị là: Gấu, Hươu, Lợn rừng... những loài leo trèo như Khỉ, Sóc, Chồn, đến các loài thú nhỏ như Cầy, Cáo, các loài bò sát như Tê tê, Kỳ đà, Tắc kè... Đặc biệt là loài Vượn quần đùi trắng, một trong những loài động vật quý hiếm cũng thường xuyên thấy xuất hiện ở VQG Xuân Sơn.

2.1.7.2. Vai trò của sinh vật đối với sự thành tạo cảnh quan Phú Thọ

Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ giữa các hợp phần cảnh quan. Nhờ sự chuyển hóa của sinh vật mà có thể điều hòa, ổn định cảnh quan như kìm hãm xói mòn, rửa trôi; điều hòa khí hậu, giữ nước, giữ ẩm, tác động đến dòng chảy... Đối với sự thành tạo cảnh quan, giới sinh vật được đề cập và có ý nghĩa nhất là thảm thực vật. Sự phân hóa của thảm thực vật là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành nên cảnh quan của lãnh thổ từ địa hình, khí hậu, thủy văn đến thổ nhưỡng. Thảm thực vật cũng là một trong những yếu tố hình thành nên tính đa dạng của cảnh quan, đồng thời là bộ mặt phản ánh tính đa dạng cảnh quan lãnh thổ. Đặc trưng của thảm thực vật là chỉ tiêu quan trọng để phân chia cấp kiểu CQ, còn trạng thái hiện tại của kiểu thảm (quần hợp thực vật hiện tại) là một căn cứ để phân chia cấp loại CQ.

2.1.8. Các hoạt động nhân sinh

Con người vừa là nhân tố thành tạo cảnh quan vừa là nhân tố tác động làm biến đổi cảnh quan. Ngày nay, hầu hết các cảnh quan tự nhiên trên lãnh thổ Phú Thọ đều có sự can thiệp của bàn tay con người ở các mức độ, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Kết quả có thể vẫn giữ được tính chất đặc trưng của cảnh quan cũ hoặc hình thành nên cảnh quan mới (cảnh quan nhân sinh). Điều này thể hiện rất rõ vì diện tích đất chưa sử dụng của Phú Thọ còn lại rất ít, chỉ chiếm 5,32% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), thảm thực vật nguyên sinh chỉ còn ở một khu vực phía tây nam của tỉnh thuộc VQG Xuân Sơn và rải rác tại một số đỉnh núi đá vôi.

Một số hoạt động nhân tác có tính chất thành tạo và biến đổi cảnh quan Phú Thọ bao gồm:

60

- Các hoạt động tại một số khu vực sản suất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khai thác khoáng sản.

- Quá trình đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, công trình thủy lợi, các công trình công cộng...) ở khu vực nông thôn hay đô thị, ở các khu công nghiệp,...

- Các quá trình phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên lâm nghiệp, khai thác và sử dụng nước mặt và nước ngầm, khai thác và phát triển các hoạt động du lịch,....

2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan Phú Thọ

2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Phú Thọ

2.2.1.1. Cơ sở xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan

Tính đến nay đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của nhiều nhà nghiên cứu về địa lí cảnh quan ở trong nước và ngoài nước. Tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng mà trong các hệ thống phân loại có sự khác nhau về số lượng các cấp cũng như chỉ tiêu phân loại. Việc tìm hiểu các hệ thống phân vị đó giúp người nghiên cứu hiểu sâu hơn quan điểm của các tác giả và đặc điểm của từng cấp phân vị, từ đó lựa chọn được hệ thống phân loại hợp lí nhất cho địa bàn nghiên cứu.

a. Một số hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới

Có thể điểm qua một vài hệ thống phân loại tiêu biểu của các tác giả Xô Viết về phân chia cảnh quan theo kiểu loại được phổ biến rộng rãi, và đã được một số nhà địa lý Việt Nam tiếp nhận một cách có hệ thống và ứng dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các hệ thống phân loại cảnh quan ở Việt Nam. Đó là hệ thống phân loại của N.A.Gvozdetxki (1961), A.G.Ixatsenko (1965) và V.A.Nhicolaiev (1966). (phụ lục 2)

- Hệ thống phân loại cảnh quan của tác giả N.A.Gvozdetxki gồm 5 cấp: lớp, kiểu, phụ kiểu, nhóm, loại.

- Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko gồm 8 cấp: nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ loại, thể loại.

- Hệ thống phân loại của V.A.Nhicolaev với 12 cấp: thống, hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhóm, kiểu, phụ kiểu, hạng, phụ hạng, loại, phụ loại.

61

b. Hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Việt Nam

Đối với thực tế nghiên cứu cảnh quan Việt Nam với những đặc trưng về tự nhiên và phân hóa đa dạng, trên cơ sở kế thừa, các tác giả Việt Nam đã lựa chọn những hệ thống phân vị chi tiết hơn, phù hợp với mục đích nghiên cứu, tỉ lệ bản đồ. Điều này đã được thể hiện qua một số nghiên cứu như:

Hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập (1976) áp dụng cho bản đồ cảnh quan toàn lãnh thổ Việt Nam với tỉ lệ 1: 2.000.000 gồm 4 cấp: lớp, phụ lớp, hệ, kiểu.

Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Quang Anh và nnk, 1983, xây dựng cho bản đồ tỉ lệ 1:2.000.000 dựa trên hệ thống phân loại của Nhicolaiev, gồm 7 cấp: khối, hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhóm, kiểu.

Hệ thống phân loại cảnh quan của tập thể tác giả phòng sinh thái cảnh quan Viện Địa lí (1992) gồm 8 cấp: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, loại, được áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam trên các tỷ lệ.

Hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) áp dụng để xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000, gồm 7 cấp: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, loại cảnh quan. [25]

Với cùng địa bàn nghiên cứu toàn lãnh thổ Việt Nam, song mỗi tác giả đưa ra một hệ thống cấp phân vị riêng tùy theo mục đích nghiên cứu, tỉ lệ bản đồ. Các tác giả trên đều sử dụng các cấp từ hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, loại cảnh quan và một số cấp bổ trợ khác ở cấp thấp.

Ngoài ra, ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, cấp tỉnh, huyện, xã hoặc khu vực cụ thể phục vụ các mục đích riêng cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều hệ thống phân loại cảnh quan thích hợp. Mỗi tác giả đưa ra một sơ đồ phân chia riêng, trên cơ sở lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết.

Hà Văn Hành, 2002, phân chia cảnh quan huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) năm 2002 với 7 cấp: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, loại cảnh quan [33]. Trương Quang Hải, 2008, nghiên cứu vùng núi đá vôi Ninh Bình với 4 cấp: phụ kiểu, hạng, loại, dạng cảnh quan [30]. Nguyễn An Thịnh trong xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Sa Pa (Lào Cai), đã lựa chọn 4 cấp phân vị: phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, dạng cảnh quan. [90]

62

Ngoài ra, còn có rất nhiều hệ thống phân loại của các tác giả như Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh, Lê Mỹ Phong, Lê Thị Ngọc Khanh, Phạm Quang Tuấn, Phạm Thế Vĩnh, Nguyễn Đăng Hội, Lê Năm, Bùi Thị Mai, Đỗ Văn Thanh..., trong đó, mỗi vùng lãnh thổ có một hệ thống phân loại cụ thể phù hợp với mục tiêu, nội dung và tỷ lệ nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, luận án đã tham khảo các hệ thống phân loại của các tác giả nói trên, đặc biệt kế thừa hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), kết hợp phân tích đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan, đặc điểm phân hóa lãnh thổ, tỉ lệ bản đồ cảnh quan được thành lập, mục đích nghiên cứu, hệ thống tư liệu của đề tài. Từ đó xây dựng hệ thống phân loại và thành lập hai bản đồ: BĐCQ tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000, BĐCQ huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000.

2.2.1.2. Các hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu

a. Hệ thống phân loại cảnh quan để thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000 Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000

Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho BĐCQ tỉnh Phú Thọ được xây dựng gồm 6 cấp: hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, loại cảnh quan. Về nguyên tắc, hệ thống này không nằm ngoài hệ thống phân loại chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra với phạm vi nghiên cứu lãnh thổ ở cấp tỉnh, cấp phân loại cảnh quan cơ sở cuối cùng được lựa chọn là cấp loại cảnh quan.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w