KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 145 - 148)

- Tuyến liên tỉnh: du lịch Phú Thọ có vị trí quan trong trong vùng du lịch Bắc Bộ và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là chương trình du lịch về

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

A. KẾT LUẬN

Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận án vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế -xã hội bền vững. Luận án đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:

1. Cảnh quan lãnh thổ Phú Thọ có sự phân hóa khá đa dạng, phong phú do sự tác động tổng hợp của quy luật địa đới và phi địa đới. Đặc điểm đa dạng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu thể hiện ở tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan. Với đặc điểm đa dạng và phân hoá phức tạp của các yếu tố hợp

146

phần, cấu trúc ngang của cảnh quan tỉnh Phú Thọ đa dạng nằm trong Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, ẩm; thuộc duy nhất Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa với sự phân hoá thành 3 lớp cảnh quan, 7 phụ lớp và 86 loại cảnh quan.

2. Đã xây dựng hai Bản đồ cảnh quan ở các tỉ lệ và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu khác nhau; BĐCQ tỉ lệ 1:100.000, đơn vị phân loại cơ sở là cấp loại CQ, phản ánh quy luật phân hóa cảnh quan toàn tỉnh Phú Thọ; BĐCQ tỉ lệ 1:50.000, đơn vị cơ sở là dạng CQ, áp dụng nghiên cứu cho phạm vi huyện Đoan Hùng. Hai BĐCQ này là cơ sở cho việc phân tích cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn đã đặt ra.

3. Luận án tiến hành đánh giá mức độ thích nghi các đơn vị loại cảnh quan đối với 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch toàn tỉnh Phú Thọ. Đối với ngành lâm nghiệp lựa chọn đánh giá cho 2 mục đích phòng hộ và phát triển rừng sản xuất. Ngành nông nghiệp cho các mục đích sử dụng đất: trồng cây hàng năm, cây lâu năm.

Luận án cũng đã đánh giá thí điểm phát triển cây bưởi huyện Đoan Hùng theo đơn vị dạng cảnh quan.

Phương pháp trung bình cộng, có trọng số được sử dụng trong quá trình đánh giá, kết quả đánh giá thành phần được được xác định ở 3 cấp độ (rất thích nghi, thích nghi, kém thích nghi), biểu hiện trên các bản đồ đánh giá.

Đối với du lịch, luận án đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch Phú Thọ (địa hình, khí hậu, nước, sinh vật, di tích lịch sử, lễ hội...) và sau đó đánh giá một số điểm, tuyến du lịch chính trên địa bàn.

4. Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, tiến hành đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp phát triển nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Phú Thọ, trọng tâm phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch. Kết quả cụ thể:

147

- Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp với 136.899 ha, chiếm 38,74% DTTN toàn tỉnh. Trong đó, khu vực núi trung bình ở phía nam, tây nam của tỉnh Phú Thọ ưu tiên phòng hộ đầu nguồn; toàn bộ các cảnh quan thuộc VQG Xuân Sơn, khu rừng quốc gia Đền Hùng, cảnh quan rừng đặc dụng núi Nả ưu tiên phục hồi, bảo tồn; tại các khu vực chân núi thấp, đồi cao, gò đồi thấp ưu tiên phát triển rừng sản xuất.

- Không gian ưu tiên cho phát triển nông nghiệp chiếm tỉ lệ diện tích cao nhất với 123.777 ha, chiếm 35,03% DTTN toàn tỉnh; phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng, gò đồi thấp và các thung lũng vùng đồi. Trong đó, luận án cũng đề xuất những vùng chuyên canh cây lúa nước, lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; đồng cỏ chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản.

- Không gian phát triển nông-lâm kết hợp cũng khá phổ biến trên địa bàn nghiên cứu với 73.687 ha, chiếm 21,70% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi. Trong đó, có thể kết hợp trồng rừng với cây lâu năm, bao gồm một số cây ăn quả dài ngày (vải, dứa,...) hoặc cây công nghiệp dài ngày (chè, sơn, cao su,...); có thể bố trí các mô hình nông - lâm kết hợp như: Rừng-Vườn-Ao-Chuồng; Vườn-Chuồng-Rừng; Vườn - Rừng, Rừng-Vườn.

- Không gian ưu tiên phát triển du lịch phân bố ở những khu vực tập trung nhiều điểm, tuyến du lịch đã được đánh giá thuận lợi cho phát triển du lịch như VQG Xuân Sơn, khu du lịch quốc gia Đền Hùng, Ao Giời-Suối Tiên, đầm Ao Châu,...

Khi các ngành kinh tế được bố trí hợp lý trên lãnh thổ sẽ sử dụng tốt các nguồn TNTN cho phát triển từng ngành, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại không mong muốn về mặt môi trường.

5. Luận án cũng đã đánh giá mức độ thích nghi của từng đơn vị dạng CQ huyện Đoan Hùng cho phát triển hai giống bưởi Sửu (bưởi Chí Đám) và bưởi Bằng Luân. Kết quả có 13.104 ha, chiếm 41,84% DTTN toàn huyện các dạng

148

cảnh quan có thể thích hợp lựa chọn để trồng bưởi Sửu; bưởi Bằng Luân có 16.942 ha, chiếm 54,04% DTTN thích hợp trồng giống bưởi này.

B. KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề động lực cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu để làm rõ tính biến động cảnh quan theo thời gian, có thêm cơ sở trong định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Đây là một vấn đề khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác, vì vậy cần có những nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cụ thể, rõ ràng hơn.

2. Từ quy hoạch thí điểm phát triển cây bưởi theo dạng cảnh quan, cần tiếp tục triển khai đánh giá, quy hoạch phát triển cụ thể thêm nhiều đối tượng (các loại cây trồng, vật nuôi...) để có thể phổ biến rộng rãi ở các địa phương khác.

3. Cần có thời gian để có thể thực nghiệm cụ thể các mô hình kinh tế nông hộ đã xây dựng để các kết quả có tính thuyết phục cao hơn, từ đó triển khai nhân rộng các mô hình.

4. Cần tiếp tục nghiên cứu sức chứa du lịch của các cảnh quan để tạo cơ sở khoa học định hướng phát triển du lịch một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w