Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 104 - 105)

- Loại hình phát triển đồng cỏ chăn nuôi : theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2012, diện tích đồng cỏ chăn nuôi toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có 54,47 ha

b. Tài nguyên khí hậu

Khí hậu Phú Thọ mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hè nóng, mưa nhiều. Trên cơ sở đó phân tích về đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu kết hợp với bảng đánh giá chỉ tiêu khí hậu đối với sức khỏe con người của các học giả Ấn Độ, có thể thấy Phú Thọ có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng tỉnh Phú Thọ [116, 117] Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ tb năm (0C) Nhiệt độ tb tháng nóng nhất (0C) Biên độ năm của nhiệt độ tb (0C) Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 < 6 1500 - 1900 2 Khá thích nghi 24 - 27 27 - 29 6 - 8 1900 - 2250 3 Nóng 27 - 29 29 - 32 9 - 14 > 2250 4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 < 1250 5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 > 650 Khí hậu Phú Thọ

Trạm Minh Đài 22,5 27,9 (VII) 7,4 1603,5

Trạm Phú Hộ 23,1 28,3 (VII) 6,9 1850

Trạm Việt Trì 23,3 28,9 (VII) 6,3 1663

Kết quả đánh giá cho thấy, lượng mây và số giờ nắng, tốc độ gió, chế độ nhiệt và ẩm của Phú Thọ đều rất thích nghi và thích nghi với sức khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Ngoài ra, tại Phú Thọ còn tồn tại một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, sương muối, bão, mưa đá...là những hiện tượng xảy ra với tần suất không cao, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng phần nào đến các tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch. Trong đó, sương mù và dông là hai hiện tượng thường

105

xảy ra hơn, số ngày dông ở các khu vực đồi núi phía tây, phía nam của tỉnh cao hơn so với khu vực đồng bằng.

Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, tham quan,... phù hợp với những chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với sức khoẻ con người. Đây là điều kiện thuận lợi để tài nguyên khí hậu kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên khác tạo nên các loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Phú Thọ.

c. Tài nguyên nước (tài nguyên nước mặt và nước ngầm phục vụ du lịch)

Tài nguyên sông suối, ao, đầm, hồ: Phú Thọ có thành phố Việt Trì được mệnh danh là thành phố ngã 3 sông, nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày. Hệ thống sông suối cũng có giá trị du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình trên sông. Cùng với đó là hệ thống ao, hồ, đầm có giá trị khai thác du lịch như đầm Ao Châu, đầm Vân Hội, Ao Giời - Suối Tiên (thuộc huyện Hạ Hoà); hồ Phượng Mao (huyện Thanh Thủy), thác Cự Thắng (huyện Thanh Sơn),… hấp dẫn du khách với nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, cắm trại, nghiên cứu khoa học,…

- Tài nguyên nước khoáng: thuộc xã La Phù (huyện Thanh Thủy), trong nước khoáng nóng có nhiều hợp chất vi lượng như natri, canxi, magiê, đặc biệt có nhiều hợp chất radon. Radon ở một tỷ lệ nhất định có thể sử dụng tốt cho việc chữa bệnh bằng cách ngâm, tắm. Đây là một trong những mỏ nước khoáng quý và hiếm gặp trên thế giới. [79]

Nguồn nước khoáng nóng này thuận lợi phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng đồng thời kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch cuối tuần từ các thành phố lớn như Hà Nội, Việt Trì, Hải Phòng,... cũng như khách từ mọi miền đất nước đến điều dưỡng dài ngày trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w