Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 128 - 131)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

B. Đất phi nông nghiệp 55.376,04 15,67 C Đất chưa sử dụng 15.908,45 4,

4.2.2. Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông nghiệp là các cảnh quan được đánh giá phù hợp cho các mục đích trồng cây hàng năm (lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,...), cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,…

Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị cảnh quan trong sản xuất nông nghiệp như sau:

4.2.2.1. Không gian ưu tiên trồng cây hàng năm

Cây lúa nước: đây là những khu vực có vai trò quan trọng cung cấp lương thực chính cho toàn tỉnh. Theo quy hoạch của tỉnh, lúa được bố trí rải rác trên toàn lãnh thổ dựa trên hiện trạng phát triển của loại hình sử dụng đất này. Cây lúa nước nên bố trí ở các khu vực đồng bằng thấp, vùng thung lũng ven sông suối, các thung lũng giữa núi. Đây là các khu vực địa hình thấp, gần nguồn nước tưới, tiêu với các loại cảnh quan số 58, 61, 73, 79, 82, 84.

Tại những chân ruộng trũng thuộc các cảnh quan 84, 85 khả năng tưới tiêu kém, dễ ngập úng, đất glây mạnh, chỉ thích hợp trồng lúa một vụ, nhưng năng suất không cao, nên kết hợp làm bờ nuôi cá trong thời gian bị ngập úng.

Tóm lại, cần chuyển những vùng canh tác lúa khó khăn sang mô hình canh tác khác, vùng đồng bằng cao, khó khăn về tưới nước vụ xuân chuyển sang canh tác rau, màu, hoa, cây cảnh. Vùng đồng trũng, khó khăn về tiêu nước vụ mùa chuyển hẳn sang nuôi thủy sản hoặc kết hợp cấy lúa và thả cá.

- Hoa màu và cây nghiệp ngắn ngày (ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng, mía, dứa,...) : thích hợp bố trí ở những loại cảnh quan 57, 58, 61, 73, 76, 78, 79, 80, 81,

129

82, 83 phân bố ở các khu vực sườn đồi cao, gò đồi thấp, đồng bằng cao và một số khu vực thoát nước tốt ở đồng bằng thấp. Độ dốc nhỏ <80, không quá 150. Đây là các loại cảnh quan có diện tích tương đối lớn đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng chuyên canh, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho toàn tỉnh. Một số khu vực sườn đồi cao, độ dốc lớn, tầng đất trung bình có thể trồng lúa nương tại các khu ruộng bậc thang giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, chống xói mòn.

4.2.2.2. Không gian ưu tiên trồng cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhiệt đới)

- Các cảnh quan ưu tiên phát triển cây công nghiệp lâu năm của Phú Thọ có thể phát triển ở nhiều huyện. Đây là các loại cảnh quan có diện tích tương đối rộng phân bố ở khu vực núi thấp, vùng gò đồi, độ dốc trung bình <80, tối đa không >150. Thổ nhưỡng khá phong phú từ đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất, đất xám đến các loại đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xám, đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ... Đất có tầng dày khá lớn, tỉ lệ diện tích đất tầng mỏng <30 cm rất ít, khả năng thoát nước tốt, tưới tiêu thuận lợi tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển lâu dài. Nên hoạch định phát triển trên các loại CQ số 28, 38, 42, 43, 45, 60, 74, 75, 77, 78… theo hướng thành các vùng chuyên canh như vùng chè, vùng trồng sơn và hiện đang có nhiều thử nghiệm đạt hiệu quả các dự án nhân giống cây cao su ở một số huyện phía nam như Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê. Trên các cảnh quan này có thể trồng bổ trợ, xen kẽ thêm một số cây dược liệu, cây ăn quả nhiệt đới.

- Cây ăn quả trên địa bàn Phú Thọ chủ yếu là cây ăn quả nhiệt đới (nhãn, dứa, bưởi, hồng, cam, chuối,...) có thể phổ biến trồng trên các loại cảnh quan số 49, 53, 61, 65, 70, 73, 76, 79,... thuộc chân núi thấp, sườn đồi cao, vùng gò đồi thấp và vùng thung lũng. Tuy nhiên, hiện tại diện tích cây ăn quả chưa tập trung chủ yếu trồng trong các khu vườn tạp, định hướng chung toàn tỉnh chuyển đổi sang trồng tập trung theo quy mô trang trại, có quy hoạch cụ thể nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và diện tích.

130

- Tại các cảnh quan ở chân núi thấp, vùng gò đồi, có độ dốc khá lớn trung bình 8-150, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp vừa trồng cây công nghiệp dài ngày, vừa trồng cây ăn quả kết hợp với trồng rừng.

4.2.2.3. Không gian ưu tiên phát triển đồng cỏ chăn nuôi

Tại Phú Thọ hiện nay tuy diện tích đồng cỏ chăn nuôi hầu như không phát triển và chưa được chú trọng, xu thế ngày càng giảm dần nhưng do điều kiện thích nghi rộng, nên tại Phú Thọ có nhiều khu vực cảnh quan có thể thích hợp tận dụng cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Tập trung nhiều nhất ở các đơn vị cảnh quan ở khu vực núi thấp, gò đồi ở phía nam và tây nam tỉnh thuộc các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Đó là những cảnh quan có độ dốc < 200, trên các loại đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, các loại đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Có thể tận dụng diện tích đất có tầng đất mỏng <30cm.

Định hướng chung toàn tỉnh, cố gắng phấn đấu nâng cao tỉ lệ diện tích đồng cỏ chăn nuôi, phát triển sâu rộng nhiều đàn gia súc lớn, chuyển diện tích đất cao hạn trồng màu không hiệu quả để trồng các giống cỏ mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Mục đích đưa ngành này trở thành ngành sản xuất trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân.

4.2.2.4. Không gian ưu tiên bố trí nuôi trồng thủy sản

Tuy số đơn vị cảnh quan này không nhiều, chỉ có 2 đơn vị 84, 86 nhưng chiếm tỉ lệ diện tích khá với 4.989,5 ha, phân bố rải rác ở nhiều huyện. Với diện tích mặt nước khá phong phú đó, kết hợp điều kiện khí hậu khá thuận lợi Phú Thọ có thể tập trung phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản bao gồm các loại cá nước ngọt, tôm, ba ba, ếch,… Hiện Phú Thọ đã nhân giống, phát triển rộng nhiều loại cá đặc sản cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh như cá Lăng, cá Anh Vũ, cá Cháy, baba… Cần quy hoạch toàn bộ các loại mặt nước ao, hồ, đầm cải tạo một phần mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi đất úng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang bố trí nuôi thủy sản một cách hợp lý.

Bảng 4.4. Tổng hợp định hướng sử dụng cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ

131 Mục đích ưu tiên sử dụng Số lượng cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phạm vi phân bố và quy hoạch định hướng I. Lâm

nghiệp 38 136.899 38,74 Núi trung bình, núi thấp và đồi cao

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w