Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch đến năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 123 - 124)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

4.1.3.Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch đến năm

B. Đất phi nông nghiệp 55.376,04 15,67 C Đất chưa sử dụng 15.908,45 4,

4.1.3.Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch đến năm

lịch đến năm 2020

Luận án tập trung phân tích những nội dung trọng tâm của Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, đây là một trong những cơ sở cho định hướng phát triển các ngành kinh tế mang tính chiến lược và lâu dài cho địa phương.

- Đối với Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo chủ động nguồn lương thực tại chỗ, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Quy hoạch vùng chuyên canh lúa ở những nơi sản xuất lúa ăn chắc, thuận lợi tưới, tiêu, thực hiện cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại, tăng giá trị sản phẩm và tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ. Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững.

- Đối với Lâm nghiệp: chú trọng phát triển lâm nghiệp bảo tồn và tái tạo. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất giống, thâm canh theo đúng kỹ thuật để trồng rừng sản xuất. Áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thông qua lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác phù hợp, không làm giảm độ phì của đất.

Bảo vệ tốt rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng mới rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ lớn. Thực hiện bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp phần lớn nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy và các nhu cầu gỗ gia dụng, xây dựng, chế biến xuất khẩu. Đồng thời phát huy được tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đưa nghề rừng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần phát triển KT-XH.

124

- Đối với Du lịch: chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích danh thắng. Tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch có sự gắn kết giữa tự nhiên và giá trị lịch sử văn hóa của du lịch nhân văn như: Quần thể khu du lịch VQG và hệ thống hang động Xuân Sơn, quần thể khu du lịch Đền Hùng,... Tận dụng thế mạnh của tỉnh là du lịch nhân văn, lễ hội hướng về cội nguồn, kết hợp khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hiện có thành các tuyến có hiệu quả.

Quy hoạch không gian phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 được xác định trong mối quan hệ về vị trí và chức năng du lịch của tỉnh đối với Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thuộc Vùng du lịch Bắc Bộ, tiểu vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tiếp tục phát triển thành phố Việt Trì theo hướng trở thành Trung tâm du lịch lớn không những của tỉnh mà của khu vực và là một trong những điểm dừng, cửa ngõ quan trọng trong hành lang du lịch từ đồng bằng lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Hướng phát triển tập trung chủ yếu theo trục Bắc - Nam từ thành phố Việt Trì theo quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, và trục Đông - Tây từ Việt Trì qua Lâm Thao sang Thanh Sơn, Tân Sơn là những khu vực có mật độ di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng khá tập trung, nhiều điểm cảnh quan hấp dẫn.

4.2. Định hướng bố trí không gian phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo đơn vị cảnh quan

Mỗi một cảnh quan cụ thể có một chức năng riêng, phù hợp với từng ngành sản xuất. Trên cơ sở các kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển các ngành, các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa bàn nghiên cứu, luận án đề xuất các định hướng phát triển cho từng ngành cụ thể theo đơn vị cảnh quan và định hướng tổng hợp phát triển KT-XH và BVMT toàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 123 - 124)