Thảm thực vật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 55 - 57)

- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên

a. Thảm thực vật

Theo điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 2010, tỉnh Phú Thọ có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi và 134 họ, trong đó ngành Ngọc lan chiếm đa số (82,8 % số họ 93,4% số chi, 92,5 số loài) sau đó đến Dương xỉ, ít loài nhất là ngành Khuyết lá thông và Quản bút. Với số liệu như vậy có thể thấy Phú Thọ chiếm 12,6 % số họ thực vật (134/1064) và 2,52% số loài thực vật của cả nước (726/28863). Hệ thực vật ở đây không chỉ đa dạng về thành phần loài, mà thành phần thực vật cũng rất phong phú.

Như vậy, trong số 134 họ thực vật khảo sát được tỉnh Phú Thọ có tới 20 họ với số loài từ 10 trở lên. Theo A.L.Tolmachop (1974) chỉ ra rằng ở vùng đất nhiệt đới, thành phần khá đa dạng được thể hiện ở chỗ ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ nhiều loài nhất chỉ đạt 40- 50% tổng số loài của cả hệ thực vật. Qua danh sách trên có thể thấy, hệ thực vật có số loài lớn nhất thuộc họ Thầu dầu, họ Cỏ, mỗi họ có 36 loài chỉ chiếm 4,9% tổng số loài, còn trong 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ≥ 16 loài với tổng số là 236 loài chiếm tỉ lệ 32,5% tổng số loài của tỉnh.

Cũng như các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam, những họ quen thuộc xuất hiện với số lượng loài lớn vẫn là các họ Đậu, Long não, Dâu tằm, Cỏ, Lan. Tuy nhiên, vai trò lập quần lại là các họ sau: họ De, Long não, Dầu, Bồ hòn, Thầu dầu, Xoan, Hòa thảo, Đậu.

Hơn nữa, trong thành phần thực vật rừng tỉnh Phú Thọ, có đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết, là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong các họ Dẻ, De, Óc chó, Xoan, Đậu, Vang, Trôm, Ngọc lan, là những yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật của tỉnh. Ngoài ra, còn có các luồng thực vật di cư khác.

Với mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm nhân tố tự nhiên như vị trí địa lí - địa hình, khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng và khu hệ thực vật đã tạo điều kiện cho thảm thực vật rừng tỉnh Phú Thọ hội tụ các tính chất nhiệt đới, á nhiệt đới, có các kiểu rừng tương ứng với sự phân hóa của điều kiện tự nhiên:

56

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700-800 m trở lên, hình thái và cấu trúc rừng vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu rừng này phát triển chủ yếu trên đất feralít mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đá biến chất, tầng đất trung bình (từ 50-100cm). Rừng thường có cấu trúc đơn giản, từ 2-3 tầng, chủ yếu là loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ, họ Re, họ Na, họ Ngọc lan, họ Thích, họ Sến, họ Nhân sâm,... Riêng các loài cây thuộc họ Dầu không có mặt trong kiểu rừng này.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: phân bố ở độ cao < 700 - 800 m. Thảm thực vật phát triển chủ yếu trên nền đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và đá biến chất. Tầng đất từ mỏng đến dày (dao động từ 50-100cm, nhiều nơi >100cm). Cấu trúc rừng nhiều tầng tán, trung bình từ 4-5 tầng, thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong các họ Dầu, Bồ hòn, Trinh nữ, Vang, Thầu dầu, Dâu tằm, Dẻ, Na, Trâm, Thị và nhiều họ khác. Rừng được phân cấp thành 4 tầng rõ rệt:

+ Tầng ưu thế sinh thái: tạo nên tán rừng tương đối đồng đều, liên tục với cây thân gỗ cao trung bình 18-20 m, thân thẳng, tán lá tròn và hẹp, phần lớn là các loài cây thường xanh như: Táu muối, Sao Trung hoa, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Sâng, Gội, Cà Lồ, Trâm,...

+ Tầng dưới tán rừng: ngoài những cây của tầng trên, còn có nhiều loài cây gỗ nhỏ mọc rải rác, không tạo thành tán rừng liên tục, cao <15m. Đó là các họ: Lòng trứng, Chè, Sảng, Hột, Thừng mực, Thị, Nóng, Thâu lĩnh, Trọng đũa, Máu chó, Bời lời và nhiều họ khác như Thầu dầu, Cam, Đay, Cà phê,...

+ Tầng cây bụi: cao < 5m gồm các loài Bọt ếch, Cau chuột, Xú hương, Lấu, Trọng đũa, đôi khi có cả Nứa ..., tuy không nhiều.

+ Tầng thảm tươi cao trên dưới 1m: thành phần khá phong phú và phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, bao gồm các loài thuộc các họ: Dương xỉ, Ôrô, Gừng, Cỏ, Hương bài, Cà phê, Dứa dại,... Ngoài ra kiểu rừng này còn có nhiều loài thân thảo bò leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp.

Hiện nay các khu rừng tốt với cấu trúc như trên chỉ còn phân bố rải rác ở một số nơi thuộc phía tây nam tỉnh Phú Thọ (thuộc huyện Thanh Sơn và một phần huyện Yên Lập), ranh giới tiếp giáp với tỉnh Sơn La, diện tích khoảng 6.575,4 ha (có 2.432 ha rừng giàu trên núi đá thuộc VQG Xuân Sơn). Rừng có

57

khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy mặt khá tốt, vì vậy cần phải bảo vệ.

Một số khu vực thuộc huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa và Cẩm Khê chỉ quan sát thấy rừng với cấu trúc kém hơn với 2 hoặc 3 tầng cây gỗ. Trong đó, rừng trung bình chiếm 864,4 ha, rừng nghèo chiếm 11.841 ha, rừng phục hồi chiếm 19.842,4 ha. Đây là những đối tượng cần ưu tiên bảo vệ nhằm duy trì các hệ sinh thái, các giá trị đa dạng sinh học ở Phú Thọ.

- Rừng thứ sinh: là kiểu rừng có tính phức tạp và đa dạng cao, chiếm tỉ lệ diện tích khá tại Phú Thọ. Rừng do sự tác động của con người vào thảm thực vật tự nhiên đã hình thành nên nhiều đơn vị rừng có hình thái, cấu trúc rất khác nhau. Thường là rừng thứ sinh sau quá trình khai thác gỗ hoặc phá rừng làm nương rẫy nhưng đã có một thời gian không chịu tác động của cháy rừng và chịu các mức độ tác động yếu đến trung bình bởi con người. Thành phần có sự góp mặt của các ưu hợp tre, nứa phổ biến là kiểu rừng tre nứa thuần loại, rừng hỗn giao, rừng thưa trên núi đá. Rừng này ít có giá trị kinh tế, tuy nhiên trong điều kiện đất rừng ít màu mỡ và có mức độ chiếu sáng cao, rừng tre nứa có vai trò lớn trọng việc giữ đất, chống xói mòn và tạo ra những điều kiện môi trường sống cho một số loài động vật. Kiểu thảm thực vật này cần được bảo vệ, phát triển để tạo thành nhiều tầng tán có độ che phủ cao, nhất là những nơi xung yếu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w