- Loại cảnh quan: được đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất Đây cũng là cấp cơ sở của BĐCQ tỉnh
c. Chức năng phát triển kinh tế sinh thá
3.1.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất
Mục đích phát triển rừng sản xuất là khai thác, trồng mới, tái sinh, phục hồi khoanh nuôi rừng. Trên cơ sở đó, các tiêu chí được lựa chọn gồm:
- Địa hình, độ dốc: là yếu tố vừa quyết định đến điều kiện sản xuất, khai thác, vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển rừng.
- Loại đất, tầng dày: là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trường, phát triển, lựa chọn loại cây rừng.
- Nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm: các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển, phục hồi, tái sinh rừng.
- Hiện trạng thảm thực vật: là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, khai thác, liên quan đến trữ lượng rừng.
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất Các chỉ tiêu Mức độ thích nghi Rất thích nghi (3 điểm) Thích nghi (2 điểm ) Kém thích nghi (1 điểm)
Dạng địa hình Gò đồi thấp Đồi cao Núi thấp
Độ dốc (0) 8-15 15-20 20-25
Loại đất Ha, Hs Fs, Fa, Fp E, Fl, Pb, P, D
Tầng dày (cm) >100 50-100 <50
Nhiệt độ TB năm (0C) 22-25 20-22 <20
Lượng mưa TB năm (mm) ≥1800 <1800 Hiện trạng thảm thực vật Rừng tự nhiên Rừng thứ sinh,
Rừng trồng
Trảng cỏ cây bụi, cây lâu năm
87
Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu hiện trạng thảm thực vật rừng (liên quan đến trữ lượng rừng) có trọng số 3. Các chỉ tiêu địa hình (dạng địa hình, độ dốc) là điều kiện khai thác có trọng số 2. Các chỉ tiêu khác gồm tầng dày, khí hậu là những tiêu chí cho phát triển rừng núi nói chung có trọng số 1.
Các đơn vị cảnh quan có độ dốc <80 hoặc độ dốc >250, các cảnh quan có thảm thực vật hiện tại là cây lúa, cây hàng năm, quần xã thủy sinh đề tài không đánh giá.