Hệ thống phân loại cảnh quan để thành lập bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 64)

- Loại cảnh quan: là đơn vị cơ sở của bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu, thể hiện kết quả tương tác giữa nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng rắn, trong

b.Hệ thống phân loại cảnh quan để thành lập bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50

huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000

Để phục vụ cho công tác quy hoạch chi tiết, cụ thể cho việc định hướng phát triển cây bưởi huyện Đoan Hùng đạt hiệu quả, việc xây dựng bản đồ cảnh quan chi tiết tỉ lệ lớn là không thể thiếu được. Hệ thống phân loại của bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng được xây dựng gồm 7 cấp, với 6 cấp phân loại đầu kế thừa từ hệ thống phân loại của bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, đơn vị phân loại cơ sở được lựa chọn là cấp dạng cảnh quan.

Dạng cảnh quan là một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về nham thạch, một tiểu tổ hợp đất, một tiểu tổ hợp thực vật trên cùng một dạng trung địa hình theo phát sinh, có cùng biện pháp nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo. [30]

Dạng cảnh quan được tác giả phân chia từ các loại cảnh quan dựa trên sự đồng nhất về độ dốc địa hình, độ dày tầng đất, mức độ nhân tác của con người.

65

Các chỉ tiêu để phân chia các dạng cảnh quan gồm: độ dốc, độ dày tầng đất. Cụ thể:

Độ dốc được chia thành 4 cấp: Cấp I: <80, cấp II: 8-150, cấp III: 15-250, cấp IV: >250.

Độ dày tầng đất được chia làm 3 cấp: Cấp 1: >100cm, cấp 2: 50-100cm, cấp 3: <50cm.

Kết quả, huyện Đoan Hùng có 62 đơn vị dạng cảnh quan, phân bố trên nhiều khoanh vi, trong đó các dạng cảnh quan số 60 chiếm diện tích lớn nhất với 3.432,48 ha, cảnh quan số 41 chỉ chiếm 22,1ha.

2.2.2. Bản đồ cảnh quan (BĐCQ) và lát cắt cảnh quan

Mỗi đơn vị cảnh quan là một hợp phần của vỏ Trái đất. Kết quả nghiên cứu cảnh quan được thể hiện lên bản đồ. Theo Phạm Hoàng Hải “Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp, phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các hợp phần riêng lẻ của tự nhiên”. [25]

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn đã đề ra, luận án đã tiến hành xây dựng 2 BĐCQ gồm:

- BĐCQ tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ trung bình 1:100.000, đơn vị phân loại cơ sở là cấp loại CQ. Bản đồ thể hiện tính đa dạng, phong phú về sự phân hóa của cảnh quan toàn lãnh thổ nghiên cứu, bản đồ cũng là cơ sở để đánh giá cảnh quan cho các mục đích lâm nghiệp (phòng hộ, phát triển rừng sản xuất), mục đích phát triển một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp cơ bản (cây hàng năm, cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), mục đích phát triển du lịch.

- Đề tài cũng xây dựng BĐCQ huyện Đoan Hùng, tỉ lệ lớn 1:50.000, nghiên cứu chi tiết cho địa bàn cấp huyện, từ đó đánh giá chi tiết và bố trí cụ thể cho một loại cây trồng đã lựa chọn (cây bưởi).

Về cơ bản quy trình, phương pháp xây dựng 2 BĐCQ là tương đương nhau, chỉ khác về đơn vị phân loại cơ sở: BĐCQ tỉnh Phú Thọ đơn vị phân loại cấp cơ sở là loại CQ, BĐCQ huyện Đoan Hùng đơn vị phân loại cơ sở xuống cấp thấp hơn là cấp dạng CQ.

66

Quy trình, phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan: BĐCQ là bản đồ tổng hợp chứa đựng thông tin của các bản đồ chuyên đề, đồng thời thể hiện mối liên hệ của các hợp phần cảnh quan. Tuy nhiên, trong quá trình chồng xếp các bản đồ thành phần, sử dụng công nghệ GIS, không phải đã hình thành ngay các đơn vị cảnh quan mà các đơn vị tổng hợp này đôi chỗ trở nên manh mún, các ranh giới của từng thành phần không phải luôn chồng khít lên nhau. Chính vì vậy, trong quá trình thành lập BĐCQ phải có sự lựa chọn các yếu tố trội, thực hiện khái quát hóa bản đồ một cách thích hợp, chỉnh lý các khoanh vi.

Hệ thống các bản đồ chuyên đề gốc, tư liệu nghiên cứu, các yếu tố thành tạo cảnh quan đều có tỉ lệ 1:50.000 áp dụng cho toàn lãnh thổ.

Để thành lập được Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trên cơ sở xây dựng, biên tập, chỉnh lý hệ thống các bản đồ chuyên đề đã có gồm: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân tầng độ cao địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật tỉnh Phú Thọ; kết hợp chuẩn hoá các dữ liệu về các yếu tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ theo tỷ lệ và mục đích nghiên cứu.

Trong đó, trên cơ sở bản đồ nền địa hình, tác giả biên tập, xây dựng bản đồ phân tầng độ cao địa hình phục vụ mục đích xác định các lớp, phụ lớp cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Biên tập lại bản đồ đất tỉnh Phú Thọ theo các nhóm loại đất cơ bản phục vụ mục đích sử dụng. Tham khảo các bản đồ, ảnh viễn thám về hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất để xây dựng bản đồ thảm thực vật. Trên cơ sở bản đồ phân tầng độ cao địa hình, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật đã được xây dựng, tác giả chồng xếp để tìm ra sự phân hóa các loại cảnh quan, xây dựng bảng chú giải dưới dạng ma trận và thành lập BĐCQ tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000.

BĐCQ huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000 được xây dựng với đơn vị cơ sở của bản đồ là cấp dạng cảnh quan. Dạng cảnh quan được phân chia từ các loại cảnh quan hiện có tại địa bàn nghiên cứu dựa trên sự đồng nhất về độ dốc địa hình, độ dày tầng đất theo các chỉ tiêu đã phân cấp ở phần trên.

Lát cắt cảnh quan: thể hiện sự phân hóa theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.

67

Luận án đã lựa chọn thành lập 1 lát cắt cảnh quan theo chiều từ tây - đông (chiều ngang lãnh thổ nghiên cứu) dựa theo tuyến khảo sát: từ phía tây huyện Yên Lập (tiếp giáp tỉnh Yên Bái) qua phía nam huyện Hạ Hòa, bắc huyện Cẩm Khê, cắt ngang qua thung lũng sông Hồng (phần huyện Hạ Hòa) sang đến huyện Đoan Hùng, và cắt ngang qua thung lũng sông Lô. Từ tây sang đông lát cắt thể hiện rõ nét sự phân hóa của địa hình Phú Thọ từ núi trung bình đến vùng gò đồi, chuyển tiếp ở giữa là dải đồng bằng thấp dọc thung lũng ven sông.

Đặc điểm cảnh quan cho thấy sự phân hóa khá đa dạng, với chiều dài 46 km, lát cắt đã đi qua 26 loại cảnh quan khác nhau gồm: cảnh quan rừng trồng trên đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Ha) thuộc vùng núi trung bình (CQ số 3); cảnh quan rừng nguyên sinh ít bị tác động, rừng trồng, trảng cây bụi trên đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs) trên núi trung bình (CQ số 6, 8, 10); cảnh quan rừng thứ sinh, rừng trồng, cây lâu năm, trảng cây bụi trên đất Fs thuộc vùng núi thấp (các CQ số 12, 13, 14, 15,…) ; cảnh quan rừng thứ sinh, rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng năm, trảng cây bụi trên các loại đất Fs, Fp, D, Pb thuộc các vùng gò đồi (CQ số 25, 26, 29, 36, 37, 38, 39, 40, 53, 56, 59, 61) ; cảnh quan đồng bằng thấp thấp dọc thung lũng sông Lô, sông Chảy gồm cảnh quan cây hàng năm, trảng cây bụi (các CQ số 84, 85) trên đất phù sa được bồi (P) và cảnh quan mặt nước thủy sinh (86).

Qua lát cắt cảnh quan phần nào phản ánh được sự phân hóa rõ nét của cảnh quan tỉnh Phú Thọ, thể hiện qua sự phân hóa từ miền núi xuống đồng bằng, qua vùng gò đồi (Lát cắt cảnh quan Hạ Hòa-Yên Lập-Đoan Hùng).

2.2.3. Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Phú Thọ

2.2.3.1. Cấu trúc cảnh quan

Cấu trúc cảnh quan chính là tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa lí tự nhiên (địa hệ), bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Phân tích cấu trúc cho thấy mối liên kết không gian liên quan đến sự phân bố vật chất và năng lượng giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan (cấu trúc đứng), quan hệ thứ bậc giữa các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan, sự phân hóa không gian của các đơn vị cảnh quan (cấu trúc ngang).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 64)