Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): với diện tích không đáng kể, chỉ vào khoảng 540 ha và chiếm gần 0,15% diện tích, phân bố chủ yếu ở huyện Phù

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 54 - 56)

- Phân tích các nhân tố tự nhiên trong thành tạo CQ (địa hình, địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, sinh vật)

j. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): với diện tích không đáng kể, chỉ vào khoảng 540 ha và chiếm gần 0,15% diện tích, phân bố chủ yếu ở huyện Phù

khoảng 540 ha và chiếm gần 0,15% diện tích, phân bố chủ yếu ở huyện Phù Ninh, do bị khai thác không hợp lý nên chất lượng đất rất thấp. Đất có lớp thảm thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên mặt hoặc có tầng đất mỏng < 30cm. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, ít phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu phát triển lâm nghiệp với việc trồng và bảo vệ rừng trồng nhằm phủ xanh đồi trọc, hạn chế xói mòn.

2.1.6.2. Ảnh hưởng của đất đến sự thành tạo cảnh quan Phú Thọ

Đất là một trong những thành phần tự nhiên tham gia cấu thành các đơn vị cảnh quan. Là thành phần được coi là “sản phẩm của cảnh quan” nhưng cũng chính là “tấm gương phản ánh trung thành cảnh quan”. Sự phân hóa các loại đất trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia các loại cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ có nhiều loại đất khác nhau, tạo nên nhiều loại CQ, làm đa dạng cảnh quan cho tỉnh, mỗi loại CQ hình thành trên loại đất khác nhau, nên có đặc điểm, chức năng khác nhau.

55

2.1.7. Sinh vật

2.1.7.1. Đặc điểm chung

a. Thảm thực vật

Theo điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 2010, tỉnh Phú Thọ có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi và 134 họ, trong đó ngành Ngọc lan chiếm đa số (82,8 % số họ 93,4% số chi, 92,5 số loài) sau đó đến Dương xỉ, ít loài nhất là ngành Khuyết lá thông và Quản bút. Với số liệu như vậy có thể thấy Phú Thọ chiếm 12,6 % số họ thực vật (134/1064) và 2,52% số loài thực vật của cả nước (726/28863). Hệ thực vật ở đây không chỉ đa dạng về thành phần loài, mà thành phần thực vật cũng rất phong phú.

Như vậy, trong số 134 họ thực vật khảo sát được tỉnh Phú Thọ có tới 20 họ với số loài từ 10 trở lên. Theo A.L.Tolmachop (1974) chỉ ra rằng ở vùng đất nhiệt đới, thành phần khá đa dạng được thể hiện ở chỗ ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ nhiều loài nhất chỉ đạt 40- 50% tổng số loài của cả hệ thực vật. Qua danh sách trên có thể thấy, hệ thực vật có số loài lớn nhất thuộc họ Thầu dầu, họ Cỏ, mỗi họ có 36 loài chỉ chiếm 4,9% tổng số loài, còn trong 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ≥ 16 loài với tổng số là 236 loài chiếm tỉ lệ 32,5% tổng số loài của tỉnh.

Cũng như các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam, những họ quen thuộc xuất hiện với số lượng loài lớn vẫn là các họ Đậu, Long não, Dâu tằm, Cỏ, Lan. Tuy nhiên, vai trò lập quần lại là các họ sau: họ De, Long não, Dầu, Bồ hòn, Thầu dầu, Xoan, Hòa thảo, Đậu.

Hơn nữa, trong thành phần thực vật rừng tỉnh Phú Thọ, có đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết, là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong các họ Dẻ, De, Óc chó, Xoan, Đậu, Vang, Trôm, Ngọc lan, là những yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật của tỉnh. Ngoài ra, còn có các luồng thực vật di cư khác.

Với mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm nhân tố tự nhiên như vị trí địa lí - địa hình, khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng và khu hệ thực vật đã tạo điều kiện cho thảm thực vật rừng tỉnh Phú Thọ hội tụ các tính chất nhiệt đới, á nhiệt đới, có các kiểu rừng tương ứng với sự phân hóa của điều kiện tự nhiên:

56

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700-800 m trở lên, hình thái và cấu trúc rừng vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu rừng này phát triển chủ yếu trên đất feralít mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đá biến chất, tầng đất trung bình (từ 50-100cm). Rừng thường có cấu trúc đơn giản, từ 2-3 tầng, chủ yếu là loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ, họ Re, họ Na, họ Ngọc lan, họ Thích, họ Sến, họ Nhân sâm,... Riêng các loài cây thuộc họ Dầu không có mặt trong kiểu rừng này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w