b1. Phương pháp phân tích cấu trúc cảnh quan - phân loại cảnh quan
Đây là phương pháp quan trọng, được sử dụng trong nghiên cứu đề tài, trên cơ sở phân tích tổng hợp hệ thống các tài liệu nghiên cứu điều tra, các loại bản đồ thành phần, bản đồ chuyên đề, các số liệu phân tích, đánh giá các yếu tố hợp thành cảnh quan để tìm ra quy luật phân hóa các thể tổng hợp tự nhiên, phân tích lãnh thổ thành những đơn vị cảnh quan làm cơ sở để đánh giá. Hệ thống phân loại trên thể hiện rõ sự phân bố không gian và quy luật hình thành của các đơn vị cảnh quan trên địa bàn nghiên cứu. Với mục đích phân loại cảnh quan cho đánh giá thích nghi sinh thái nên việc phân chia các đơn vị cảnh quan cần đáp ứng tối đa cho mục đích sử dụng lãnh thổ. Chính vì vậy, những đơn vị cảnh quan không đáp ứng nhiều cho mục đích nghiên cứu sẽ không đưa vào trong hệ thống phân loại cảnh quan. Trong đó:
+ Luận án sử dụng hệ thống phân loại với 6 cấp đơn vị: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, loại cảnh quan.
Cấp loại CQ được chọn lựa làm đơn vị phân loại cơ sở cho việc đánh giá một số loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp phục vụ cho quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và bản đồ cảnh quan cấp tỉnh được xây dựng ở tỉ lệ trung bình 1:100.000.
+ Luận án đã sử dụng hệ thống phân loại với 7 cấp gồm: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, loại cảnh quan, dạng cảnh quan.
Cấp dạng CQ là cấp phân loại cơ sở được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nhỏ (huyện Đoan Hùng) cho mục đích quy hoạch và bố trí hợp lý một loại cây ăn quả đặc sản (cây bưởi) tại địa bàn nghiên cứu và bản đồ CQ được xây dựng ở tỉ lệ lớn 1:50.000.
b2. Phương pháp đánh giá cảnh quan: các phương pháp ĐGCQ được tác giả áp dụng cụ thể trong các quy trình đánh giá dưới đây:
32 * Xác định mục tiêu, đối tượng đánh giá
Mục tiêu: Đánh giá thích nghi (đánh giá mức độ thuận lợi) của các đơn vị loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng đánh giá: Một số loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp chính tại địa bàn nghiên cứu. Loại hình phát triển lâm nghiệp được lựa chọn đánh giá gồm: mục đích phòng hộ, mục đích phát triển rừng sản xuất. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp được lựa chọn là: loại hình phát triển cây hàng năm, cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Địa bàn nghiên cứu toàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở BĐCQ tỉ lệ trung bình 1:100.000, đơn vị phân loại cơ sở là cấp loại CQ.
Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng đánh giá đã đặt ra ở trên, tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu, thang điểm đánh giá, phương pháp đánh giá
* Lựa chọn các chỉ tiêu, thang điểm đánh giá
Tiêu chí lựa chọn là tập trung vào những chỉ tiêu chính có ảnh hưởng cụ thể đến đối tượng đánh giá, phản ánh trung thực thuộc tính vốn có của tất cả các loại CQ cùng cấp và phù hợp với tỉ lệ bản đồ, đơn vị CQ đã xây dựng (BĐCQ tỉ lệ trung bình 1:100.000, đơn vị cấp loại CQ).
Sau khi đã lựa chọn xong các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành phân bậc các chỉ tiêu. Trong đề tài lựa chọn thang 3 cấp: rất thích nghi (3 điểm), thích nghi (2 điểm), kém thích nghi (1 điểm).
* Đánh giá riêng: Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách tính điểm các tiêu chí (chỉ tiêu). Điểm đánh giá của từng chỉ tiêu là số điểm cụ thể của mức đánh giá nhân với trọng số của chỉ tiêu đó, và được lấy từ các bảng chỉ tiêu đánh giá riêng.
* Đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi: điểm đánh giá tổng hợp của một đơn vị cảnh quan nào đó chính là tổng số điểm của các chỉ tiêu. Điểm đánh giá chung đó được tính theo công thức điểm trung bình cộng sau: [45]:
D0= ∑ = n i Di Ki n 1 . 1 Trong đó:
33 D0: điểm đánh giá chung cảnh quan Di: điểm đánh giá chỉ tiêu thứ i.
Ki: hệ số tầm quan trọng (trọng số) của chỉ tiêu thứ i i: yếu tố đánh giá i=1, 2, 3...n; n: số lượng chỉ tiêu.
Cơ sở để xác định trọng số là trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu về các đối tượng đã lựa chọn đánh giá tại chính địa bàn nghiên cứu, tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu kết hợp công tác kiểm chứng trên một số địa bàn thực địa tại lãnh thổ nghiên cứu, kết hợp phương pháp chuyên gia (lấy ý kiến chuyên gia).
Trọng số cho từng yếu tố thể hiện vai trò quan trọng của chúng, trong đề tài trọng số của các yếu tố được coi bằng 1, các yếu tố quan trọng hơn trọng số được tăng lên, các yếu tố kém quan trọng thì trọng số bị giảm đi.
Trọng số Ki được xác định theo 3 mức:
+ Hệ số 3: các yếu tố có vai trò quyết định đối với mục tiêu đánh giá. + Hệ số 2: các yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhưng chưa quyết định đến mục tiêu đánh giá.
+ Hệ số 1: các yếu tố có ảnh hưởng nhẹ đến mục tiêu đánh giá.
Riêng mức độ không thích hợp (N), trong quá trình đánh giá tổng hợp, đây là cơ sở để chúng tôi lựa chọn những đơn vị loại cảnh quan có từ ít nhất từ một chỉ tiêu được xếp ở mức độ không thích hợp (điểm số bằng 0) với đối tượng đánh giá, từ đó tiến hành loại trừ ngay loại cảnh quan đó và xếp luôn vào hạng không thích hợp với đối tượng đánh giá mà không cần tính điểm tổng hợp.
- Phân hạng mức độ thích nghi: Mỗi cấp thích hợp ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm ∆D của cấp mức độ thích hợp được tính theo công thức khoảng cách đều:
MDD D D max− min = ∆ [45] Trong đó:
Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất M: số cấp đánh giá (3 cấp)
34
Tác giả Phạm Trung Lương và nnk (2000) đã nêu “Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là tài nguyên du lịch” [60].
Trong điều 4 (chương I) của Luật du lịch Việt Nam đã chỉ rõ “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. TNDL được chia làm 2 nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Liên kết giữa việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan với đánh giá TNDL phục vụ phát triển du lịch, cần đặt TNDL trong cấu trúc cảnh quan để xem xét, nhằm chỉ ra được ở đơn vị cảnh quan này có thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động du lịch, cảnh quan đó có những TNDL gì để hoạt động du lịch được hình thành và phát triển.
Việc đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch không thể tiến hành theo diện như đánh giá cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, mà phải đánh giá TNDL theo điểm (theo đơn vị CQ) và theo tuyến (kết nối các CQ với nhau). Quá trình đánh giá cần chỉ rõ điểm tiềm năng du lịch đó thuộc CQ nào, giữa các điểm có thể kết hợp với nhau tạo thành các tuyến du lịch nào.
Để đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho phát triển du lịch, tác giả tiến hành đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch Phú Thọ (địa hình, khí hậu, nước, sinh vật, di tích lịch sử, lễ hội...) và đánh giá theo các tuyến, điểm du lịch.