Tài nguyên địa hình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 102 - 104)

- Loại hình phát triển đồng cỏ chăn nuôi: theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2012, diện tích đồng cỏ chăn nuôi toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có 54,47 ha

a. Tài nguyên địa hình

Địa hình là yếu tố quan trọng tạo nên các loại cảnh quan đặc trưng cho từng vùng nhất định. Các dạng địa hình đa dạng khác nhau tạo nên sức hấp dẫn du lịch khác nhau. Phú Thọ là một tỉnh trung du phía Bắc, tiếp giáp với tam giác châu đồng bằng sông Hồng và các dãy núi ở rìa phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Địa hình của Phú Thọ thấp ở trung tâm và cao dần về phía tây - tây bắc. Về thực chất đây là mặt san bằng cổ tương đối ổn định về kiến tạo, đã bị

103

xâm thực chia cắt từ lâu và đang nằm trong sự phát triển đi xuống, biểu hiện ở chỗ các đỉnh đồi ngày càng bị san bằng, các sườn thoải hơn và các thung lũng càng được mở rộng. Như vậy địa hình Phú Thọ khá đa dạng và phong phú, đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Tuy nhiên, chỉ một số dạng địa hình hấp dẫn mạnh khách du lịch là địa hình núi đá vôi với các hang động (karst), địa hình núi thấp và địa hình đồi thoải dạng bát úp.

Trong đó, tài nguyên hang động chiếm vị trí quan trọng nhất, là một tài nguyên đặc trưng cho vùng núi đá vôi. Địa hình này thường tạo nên các khối núi đá vôi sót với các vách đá lởm chởm hoặc các hang động karst hấp dẫn cho khách du lịch mạo hiểm, leo núi, khám phá hang động. Hệ thống hang động chủ yếu tập trung ở khu vực VQG Xuân Sơn, thuộc huyện Tân Sơn bao gồm hang Lạng, động Tiên, động Thử Thần,…

So với một số địa phương như Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ninh,… hệ thống hang động ở đây phạm vi phân bố và diện tích hang nhỏ hẹp hơn, không nổi tiếng bằng nhưng xét về mặt thẩm mĩ, hang động ở đây khá đẹp, hấp dẫn và là sản phẩm du lịch độc đáo. Một đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống hang động Phú Thọ là các hang động ở đây nằm trong khu vực VQG nên hang động hầu như còn mang tính nguyên sơ, ít có sự tạo dựng khác của con người.

Ngoài ra, về tài nguyên địa hình địa bàn nghiên cứu còn phải kể đến một số dạng địa hình núi thấp có giá trị du lịch như núi Nghĩa Lĩnh (thuộc huyện Lâm Thao) độ cao 175m so với mực nước biển. Đứng tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng rộng lớn suốt từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) với những đồi núi san sát, hai dòng sông Hồng và sông Lô như hai dải lụa đào bao lấy miền trung tâm của cố đô xưa. Trên đỉnh núi Thắm (còn gọi núi Đầu Rồng) còn có ao Tiên, nước trong xanh, không bao giờ cạn. [79]

Một trong những dạng địa hình phổ biến tại Phú Thọ là dạng địa hình đồi bát úp khá thú vị. Các đồi thấp, cân đối, độ dốc vừa phải, hình dạng khá giống nhau, nối liền nhau tạo thành những dải đồi liên tiếp nhau. Điều đặc biệt là trên những đồi bát úp được phủ xanh bởi rừng cọ tạo nên cảnh quan đẹp và hấp dẫn tiêu biểu cho cả vùng trung du Bắc Bộ, là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, thư giãn, cắm trại…

104

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w