- Phân tích các nhân tố tự nhiên trong thành tạo CQ (địa hình, địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, sinh vật)
3. Xây dựng các lớp thông tin GIS về BĐCQ: Các BĐ: Địa mạo, SKH, thảm thực vật, đất.
Các BĐ: Địa mạo, SKH, thảm thực vật, đất. Các BĐ khác bổ trợ: Địa chất, các kiểu địa hình, hiện trạng sử dụng đất,...
- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên
37
Tiểu kết chương 1
Việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan đã có lịch sử phát triển từ rất lâu, nội dung chương 1 đã tổng quát tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu những vấn đề về lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan.
- Tổng quan có chọn lọc về sự hình thành và phát triển của khoa học cảnh quan, một số hướng nghiên cứu cảnh quan chính trên thế giới; phân tích quá trình phát triển ngành cảnh quan học Việt Nam, và các nghiên cứu chuyên sâu có liên quan đến địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đây là cơ sở khoa học để tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu lý thuyết chung về nghiên cứu cảnh quan, xác định rõ đối tượng, nguyên tắc, đặc điểm cảnh quan. Đi sâu phân tích lý luận chung về nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan; vận dụng cụ thể đối với địa bàn tỉnh Phú Thọ; tạo cơ sở cho việc đánh giá cảnh quan phục vụ cho các mục đích thực tiễn đã đặt ra.
- Xác định cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan (bản chất, nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu, phương pháp đánh giá). Xây dựng quy trình đánh giá cảnh quan cho từng mục đích cụ thể: mục đích phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp; phát triển du lịch toàn tỉnh Phú Thọ; ĐGCQ với một loại cây trồng cụ thể ở phạm vi cấp huyện Đoan Hùng.
Toàn bộ chương 1 là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu các chương mục sau, mục tiêu cuối cùng của luận án là đưa ra được những định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ nghiên cứu.
38
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH PHÚ THỌ
Phú Thọ thuộc vùng núi và trung du phía Bắc Việt Nam, nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
Phú Thọ có cảnh quan đa dạng và phong phú, là kết quả tương tác giữa các nhân tố thành tạo cảnh quan: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và con người…
2.1. Đặc điểm, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Vị trí địa lí
Phú Thọ có hệ tọa độ địa lí từ 20055’B đến 21043’B và từ 104047’Đ đến 105027’Đ. Phía đông, đông bắc giáp Hà Nội, Vĩnh Phúc; phía tây, tây bắc giáp Sơn La, Yên Bái; phía nam giáp Hòa Bình, phía bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam, quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La. Đặc biệt có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Với vị trí trên, hàng năm Phú Thọ nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao, là điều kiện cho sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành trên toàn lãnh thổ
39
Kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh. Điều này cũng khẳng định thiên nhiên Phú Thọ là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Vị trí địa lí của Phú Thọ là một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Hoạt động KT-XH là động lực biến đổi cảnh quan nhân sinh bên cạnh các yếu tố tự nhiên.
2.1.2. Địa chất
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Phú Thọ thuộc miền Đông Bắc Bắc Bộ nằm trong 3 đới tướng cấu trúc là Đới Phanxipan, Đới sông Hồng và Đới sông Lô, ngăn cách giữa các đới tướng cấu trúc trên là các đứt gẫy sâu Sông Hồng và Sông Chảy. Tham gia vào các đới trên là các trầm tích có tuổi từ Arkei đến Đệ Tứ; các macma xâm nhập, phun trào có thành phần từ axit đến mafic. [19]