Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 27 - 31)

c. Động lực của cảnh quan : Sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong

1.2.3. Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)

1.2.3.1. Bản chất của đánh giá cảnh quan

Thực chất của ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các địa tổng thể cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, xây dựng,...). Nói cách khác, đánh giá cảnh quan về bản chất là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. ĐGCQ là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lí ứng dụng, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết sách phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thế. ĐGCQ chính là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. [45]

Đối với luận án, ĐGCQ là đánh giá tổng hợp mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển 3 ngành kinh tế cụ thể là nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trên toàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, luận án còn đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển cây bưởi tại huyện Đoan Hùng.

1.2.3.2. Nguyên tắc đánh giá cảnh quan

Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể (là các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan) và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

1.2.3.3. Đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan

Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí- đơn vị cảnh quan. Khi ĐGCQ toàn tỉnh Phú Thọ cho phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch đối tượng đánh giá của luận án là đơn vị loại CQ, trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000. Còn để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho một loại cây trồng cụ thể, đối tượng đánh giá là đơn vị dạng CQ¸trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:50.000.

Tác giả lựa chọn cây bưởi ở huyện Đoan Hùng, vì đây là loại cây ăn quả quý được trồng lâu đời, có diện tích lớn, có năng suất và chất lượng cao. Cây

28

bưởi đã trở thành cây đặc sản nổi tiếng ở trong nước, rất phù hợp với các ĐKTN cũng như kỹ thuật canh tác, chăm bón của người dân địa phương.

Mục tiêu đánh giá: xác định mức độ thích nghi của từng đơn vị loại CQ toàn tỉnh Phú Thọ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch và của các đơn vị dạng CQ huyện Đoan Hùng cho phát triển cây bưởi; làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nói trên nhằm sử dụng hợp lý TNTN, và BVMT tỉnh Phú Thọ.

1.2.3.4. Phương pháp đánh giá cảnh quan

a. Các phương pháp đánh giá cảnh quan

ĐGCQ gồm hệ thống các phương pháp đa dạng, phức tạp, có nhiều cách và hình thức đánh giá, cần lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp, bởi nó phản ánh kết quả, mức độ chính xác, chi tiết của đánh giá. Đối tượng của đánh giá không chỉ đơn thuần là các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên, xã hội như: đất, nước, khí hậu, thảm thực vật..., phong tục, tập quán, thị trường... mà giữa chúng có mối liên quan ràng buộc, tương hỗ với nhau. Ví dụ, về mặt định tính, có thể nhận thấy chức năng tự nhiên vùng đồi núi Phú Thọ thuận lợi cho trồng rừng, phát triển các cây công nghiệp dài ngày như chè, sơn, trẩu... Tuy nhiên, để biết cảnh quan đó có thực sự phù hợp với các cây trồng đó không phải phụ thuộc vào đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố như độ dốc địa hình, khí hậu, đất đai, khả năng tưới tiêu, tập quán sản xuất, năng suất sản lượng, nhu cầu thị trường...

Theo mức độ định lượng, các phương pháp đánh giá cảnh quan có thể được xếp thành các nhóm: nhóm phương pháp đánh giá định tính, nhóm phương pháp đánh giá bán định lượng, nhóm phương pháp đánh giá định lượng.

Đánh giá định tính, bán định lượng hay định lượng các ĐKTN và TNTN đều là những công việc cần thiết. Thông thường người ta đánh giá định tính trước, sau đó mới tiến hành đánh giá bán định lượng và cuối cùng là đánh giá định lượng.

Theo mục đích, đối tượng nghiên cứu, cũng có nhiều nhóm phương pháp khác nhau: nhóm phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, nhóm phương pháp đánh giá kinh tế cảnh quan, nhóm phương pháp đánh giá tích hợp, nhóm phương pháp thể hiện kết quả đánh giá,... [45] (Bảng 1.1)

29

Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá cảnh quan

Dạng đánh giá Nội dung Phương pháp đánh giá Nguồn

Đánh giá thích nghi sinh thái

- Xác định các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá.

- Phân tích tài liệu xác định mối quan hệ của chủ thể (các dạng sử dụng cảnh quan) với điều kiện sinh thái.

-Mukhina L.I. 1973. Phương pháp ma trận tam giác. -Phân tích tương quan sử dụng… 1996. Phương pháp chuyên gia. -Leopold, 1972. - Xác định mức độ thích nghi sinh thái các cảnh quan - Phương pháp đánh giá thành phần. - Phương pháp đánh giá chung. +Trung bình cộng, trung bình nhân các điểm thành phần. + Tích hợp trung bình cộng và phân hóa điểm tốt xấu. + Phân tích nhân tố. -Mukhina L.I. 1973. -Armand, 1984. -Nguyễn Cao Huần, 1992. -FAO, 1976, 1981, 1993. - Thể hiện kết quả đánh giá trên bản đồ. - Tích hợp ALES-GIS -D.G.Rossiler, 2000. Đánh giá ảnh - Xác định mức độ ảnh hưởng môi trường của các hoạt động sử dụng - Phương pháp đánh giá tác động môi trường của hoạt động sử dụng cảnh quan. -Shishenko P.G, 1988. -Nguyễn Cao Huần, 1992.

30 hưởng môi trường cảnh quan. - Xác định độ bền vững môi trường. - Phương pháp đánh giá độ bền vững môi trường cảnh quan. - Lê Thạc Cán, 1993. - Lê Đức An và nnk, 2000. Đánh giá kinh tế - Xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư cho các dạng sử dụng cảnh quan.

- Phân tích chi phí lợi ích.

- Đánh giá kinh tế đất theo năng suất cây trồng.

Phân tích ảnh hưởng xã hội

-Đánh giá ảnh hưởng xã hội cho việc sử dụng cảnh quan.

- Phương pháp điều tra xã hội học. Đánh giá tích hợp - Xác định các loại hình sử dụng cảnh quan bền vững. - Phương pháp biểu đồ đánh giá - Phương pháp phân tích tổng hợp. -Miller G.P, 1974.

Nguồn: Nguyễn Cao Huần, 2005

Bản thân tự nhiên là thực thể khách quan, nó chỉ được đánh giá là tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp với các đối tượng sử dụng cụ thể. Chẳng hạn khu vực cảnh quan núi cao có độ dốc >250 chỉ có thể thuận lợi phát triển lâm nghiệp, du lịch thể thao, mạo hiểm; không thích hợp phát triển nông nghiệp. Với độ dốc lớn đó, đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi; các cây trồng như lúa, hoa màu, cây ngắn ngày,... không có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển; nên phát triển trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế và giữ được đất. Ngược lại, cảnh quan núi cao kết hợp với khí hậu thuận lợi, phong cảnh đẹp và đa dạng sinh học sẽ thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Với việc ra đời một số phương pháp đánh giá phần nào đã giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lãnh thổ tìm ra được những cách thức tối ưu trong khai thác và sử dụng lãnh thổ cho các mục đích thực tiễn và nhất là đưa

31

ra được những giải pháp, biện pháp hữu hiệu thực hiện công tác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w