- Loại cảnh quan: được đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất Đây cũng là cấp cơ sở của BĐCQ tỉnh
a. Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường
Trên lãnh thổ nghiên cứu, các cảnh quan có chức năng này phân bố chủ yếu trên địa hình núi, có độ dốc lớn >250, thuộc các xã của huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê. Khu vực này có động năng lớn, dễ xảy ra các quá trình ngoại sinh bất lợi, nhất là vào mùa mưa. Lớp phủ thực vật có vai trò quan trọng giữ lại vật chất, nhiệt - ẩm trong cảnh quan đó, góp phần điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác động của lũ quét, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi...đảm bảo duy trì sự cân bằng cảnh quan.
Các cảnh quan có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường bao gồm: + Nhóm cảnh quan rừng tự nhiên trên núi trung bình, núi thấp có độ dốc lớn >250 bao gồm: 1, 4, 6, 11, 19
+ Nhóm cảnh quan rừng tái sinh trên núi trung bình, núi thấp có độ dốc lớn >250, bao gồm: 2, 5, 7, 12, 16, 20.
Đối với các nhóm cảnh quan này, cần chú trọng công tác chống xói mòn, chống các quá trình di chuyển nhanh vật chất theo trọng lực. Chú trọng công tác phát triển bền vững, đối với những cảnh quan rừng tự nhiên, có tính đa dạng sinh học cao, rừng vẫn còn có giá trị lớn, độ che phủ còn cao (trung bình 40 - 50%), bảo vệ các khu rừng đặc dụng phòng hộ nhằm bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Đây cũng là nơi quy tụ, bảo tồn, giữ gìn nguồn gen động, thực vật quý hiếm tại các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên góp phần phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, tham quan, nghiên cứu của du khách.