Định hướng phát triển không gian du lịch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 138 - 144)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

2. Rừng sản xuất và cây

4.2.5. Định hướng phát triển không gian du lịch

Trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, cũng như của vùng Bắc Bộ, chủ trương phát triển du lịch Phú Thọ tương xứng với tiềm năng sẵn có và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong những năm đầu thế kỉ 21. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tự nhiên của các cảnh quan đối với mục đích phát triển du lịch, căn cứ vào đặc điểm và chức năng của cảnh quan, đồng thời để năng cao hiệu quả của ngành, hướng tới phát triển bền vững du lịch Phú Thọ, luận án đề xuất một số định hướng cho phát triển du lịch như sau:

- Định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Phú Thọ là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao- mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu,… cụ thể:

139

+ Tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Việt Nam, tham gia lễ hội hành hương, hướng về cội nguồn (ví dụ di tích Đền Hùng, các di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội và sinh hoạt tâm linh các dân tộc thiểu số, các làng nghề truyền thống…)

+ Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học (VQG Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên).

+ Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan, chữa bệnh phục hồi sức khỏe (khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, vùng các hồ chứa nước Phượng Mao, Bạch Thủy, khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang, khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót).

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch phù hợp, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng bá cho các hoạt động của ngành. Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành. Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội... Cần phát huy nâng cao truyền thống văn hóa, giữ gìn các bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển du lịch Phú Thọ bền vững. Quy hoạch du lịch luôn phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

- Định hướng phát triển không gian du lịch hợp lý, có hiệu quả. Không gian du lịch dựa trên hệ thống phân vị từ điểm (tuyến) du lịch → khu du lịch – cụm du lịch.

Cần tập trung phát triển tốt các điểm du lịch chính có giá trị khai thác (chú trọng các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và khu vực), kết hợp phát triển các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương thành các điểm du lịch phụ trợ tạo các điểm tiếp nối không gian du lịch đến các vùng có nhiều tài nguyên du lịch và ngược lại. Từ mối liên kết giữa các điểm du lịch đó định hướng các tuyến du lịch hợp lý. Cơ sở định hướng phát triển không gian du lịch Phú Thọ phải lấy thành phố Việt Trì làm trọng tâm phát triển thành một Trung tâm du lịch lớn của tỉnh và là điểm xuất phát quan trọng trong các tuyến du lịch. Hướng xây dựng các tuyến du lịch tập trung vào các

140

khu vực có mật độ các điểm du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn khá tập trung, nhiều điểm du lịch hấp dẫn.

Trên cơ sở các kết quả đánh giá các dạng tài nguyên du lịch, đánh giá giá trị các điểm du lịch, căn cứ vào hiện trạng và chức năng của cảnh quan, luận án đề xuất một số định hướng cho phát triển các tuyến điểm du lịch địa bàn nghiên cứu như sau:

4.2.5.1. Các điểm du lịch chính quan trọng có ý nghĩa quốc gia và khu vực

- Quần thể khu du lịch Đền Hùng: đây là điểm du lịch liên quan đến di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Đền Hùng là khu di tích lịch sử cổ kính, nổi tiếng, một quần thể kiến trúc tuyệt với trên núi Nghĩa Lĩnh cao 175 m, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, cách thành phố Việt Trì 20 km về phía tây - bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km.

Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp vừa là một di tích Văn hóa - Lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam, nơi tưởng niệm các Vua Hùng. Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng rất hài hòa với phong cảnh thiên nhiên. Bên cạnh đó là quần thể các di chỉ nổi tiếng như : Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên... với rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng có niên đại hàng 4 - 6 ngàn năm. Nằm trong quần thể khu du lịch Đền Hùng còn có khu rừng quốc gia Đền Hùng là rừng tự nhiên còn khá nguyên vẹn với sự đa dạng phong phú của hệ thực và động vật, trong đó, có nhiều loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam.

Quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng là điểm du lịch có sự kết hợp hài hòa giữa du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Đến với Đền Hùng, du khách không chỉ có cảm giác đang bước vào chốn tôn nghiêm, huyền ảo mà còn như được hoà mình vào thế giới thiên nhiên trong lành đầy sức quyến rũ. Điểm du lịch trên là điểm đến của nhiều khách du lịch tham quan, nghiên cứu,...

- Quần thể khu du lịch Vườn Quốc gia và hệ thống hang động Xuân Sơn: là điểm du lịch liên quan đến nguồn tài nguyên phong phú về hang động karst và hệ sinh thái đa dạng phong phú tại VQG Xuân Sơn. VQG Xuân Sơn với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thảm thực vật và hệ động vật phong phú, nhiều loài quý hiếm…vẻ đẹp hoang sơ nơi đây là yếu tố hấp dẫn nhiều khách du lịch.

141

Nằm trong vùng còn có hệ thống hang động Xuân Sơn khá đẹp, đây là hệ thống hang nổi tiếng với nhiều hang lớn có giá trị du lịch như hang Lạng, động Tiên, động Thử Thần… Trong đó hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Hang ăn sâu vào trong lòng núi Ten, cửa ra vào hang nhìn thẳng ra cách đồng Mường Lạng. Động Tiên là hang động ngầm trong lòng núi dài khoảng 10 km, trong động có nhiều hình thù tự nhiên, màu sắc lung linh huyền ảo cũng làm tăng thêm độ hấp dẫn đối với du khách. Ngoài ra, còn kể đến Động Thử Thần là một hang động rất độc đáo, động có lối xuống nhỏ hẹp, thẳng đứng, chỉ đủ một người xuống nhưng khi vào trong thì rất rộng, có sức chứa hàng trăm người, trong hang có nhiều thạch nhũ đẹp lộng lẫy.

Điểm du lịch trên có thể phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như tham quan hang động, tham quan ngắm cảnh, du lịch sinh thái (tham quan VQG,….) , khám phá, mạo hiểm, thể thao, leo núi…

- Quần thể du lịch Ao Giời - Suối Tiên, đầm Ao Châu, đền Mẫu Âu Cơ, chiến khu Hiền Lương: nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 70 km, cách thủ đô Hà Nội 150 km, thuộc huyện Hạ Hòa với các điểm du lịch tự nhiên và nhân văn khá hấp dẫn như cảnh quan thiên nhiên Ao Giời - Suối Tiên, đầm Ao Châu, chiến khu Hiền Lương và đền Mẫu Âu Cơ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cho mục đích tham quan, nghiên cứu khoa học, dã ngoại,…

Ao Giời - Suối Tiên là quần thể cảnh quan thiên nhiên thuộc xã Quân Khê cách Ao Châu 15 km, có ưu thế là liền kề với hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.

Suối Tiên bắt nguồn từ trên núi Nả, chảy quanh co qua nhiều tầng, bậc tạo nên nhiều thác nước thẳng đứng. Suốt chiều dài con suối có tới 14 thác nước, trong đó có một số thác cao tới 20 m, tựa những tấm màn the trắng xoá, che các hang, hốc đá phía trong. Dưới chân các thác nước cao là những phiến đá khổng lồ, trải qua thời gian dài bị nước khoét sâu, đã thành những chiếc ao nhỏ mà đáy ao là cả một phiến đá, làm nên vẻ đẹp riêng ở nơi đây, nhất là vào các ngày hè nóng nực.

Đầm Ao Châu thuộc xã Y Sơn và xã Phụ Khánh có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ. Đầm Ao Châu có diện tích mặt nước khoảng 300 ha, rộng khoảng 1500 ha, xung quanh có thảm thực vật phong

142

phú nằm trên các đồi, núi có độ cao từ 60m đến 700m, điển hình như Núi Ông, Núi Buộm… Nằm giữa một vùng đồi thấp, đầm Ao Châu có hình dáng khá đặc biệt. Nhìn trên bản đồ, đầm giống như đầu một con trâu có hai sừng choãi ra hai bên phía Sông Thao và Sông Lô. Đầm Ao Châu có 99 ngách, đan cài vào các đồi, núi, thu nước của 99 con suối nhỏ đổ về. Đặc biệt quanh năm nước ở Ao Châu không bao giờ cạn, trong xanh không bị ô nhiễm, có nhiều loài sinh vật quý hiếm sinh sống như: rùa vàng, ba ba, dải,… Trong đầm có nhiều đảo lớn nhỏ, khiến Ao Châu tựa như một Hạ Long thu nhỏ.

Khí hậu khu vực Ao Châu mang đặc tính của miền núi Tây Bắc Bộ mát mẻ, dễ chịu, không xảy ra hiện tượng nhiệt độ quá thấp trong mùa đông hay thời tiết khô nóng gay gắt trong mùa hè như ở các vùng khác. Không khí trong lành thích hợp cho việc du lịch nghỉ dưỡng. Mỗi loại thảm thực vật ở Ao Châu lại tạo nên phong cảnh với nét đặc trưng riêng, hết sức độc đáo như: phong cảnh làng quê Việt Nam, thảm thực vật trên núi đá vôi, các quần xã thuỷ sinh…

Chính vì những nét đẹp đó, Ao Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu du lịch sinh thái có khả năng hấp dẫn nhiều đối tượng du khách với các loại hình du lịch chủ yếu như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, hái lượm, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng,…

Đền Mẫu Âu Cơ và chiến khu Hiền Lương thuộc xã Hiền Lương. Kiến trúc đền có những chạm gỗ quý giá được coi như những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại. Tượng Mẫu Âu Cơ được đặt trong khám thờ lồng kính 3 mặt, đây là pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Đền là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Phú Thọ. Hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương về thăm tế lễ.

- Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy: thuộc địa phận xã La Phù và xã Bảo Yên- huyện Thanh Thủy, cách thành phố Việt Trì 30 km, cách Hà Nội 65 km. Trong nước khoáng nóng có nhiều hợp chất vi lượng như natri, canxi, magiê, đặc biệt có nhiều hợp chất radon, ở một tỷ lệ nhất định có thể sử dụng tốt cho việc chữa bệnh bằng cách ngâm, tắm. Lần đầu tiên ở Việt Nam phát hiện và tìm ra nước khoáng radon thực thụ, đây sẽ mở ra một hướng mới đặc biệt quan trọng

143

trong công tác điều dưỡng nước khoáng của ngành y tế, trong tương lai sẽ được khai thác, sử dụng mang tầm quốc gia.

Mỏ nước khoáng nóng La Phù - Bảo Yên là cơ sở đặc biệt quan trọng thích ứng với phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng đồng thời có thể kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch cuối tuần từ các thành phố lớn như Hà Nội, Việt Trì, Hải Phòng,... cũng như khách điều dưỡng dài ngày trong tương lai từ mọi miền của đất nước.

4.2.5.2. Các tuyến du lịch chính

- Tuyến nội tỉnh

+ Tuyến du lịch thành phố Việt Trì - Đoan Hùng: đây là tuyến du lịch nội tỉnh lớn nhất và có vai trò rất quan trọng. Lộ trình tuyến dọc theo quốc lộ 2 qua Đền Hùng. Thời gian tham quan du lịch khoảng 2 ngày. Địa điểm lưu trú là thành phố Việt Trì, thị trấn Đoan Hùng hoặc núi Trang thuộc huyện Phù Ninh.

Các điểm tham quan chính: các di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì (đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, Bến Gót…), đền Hùng và quần thể di tích phụ cận, núi Trang và nhà máy giấy Bãi Bằng, tượng đài chiến thắng Sông Lô, thị trấn Đoan Hùng (thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng).

+ Tuyến du lịch Việt Trì - Hạ Hòa - Ao Giời - Suối Tiên: tuyến này theo lộ trình về phía tây bắc từ thành phố Việt Trì sang Hạ Hòa, Ao Châu, Ao Giời-Suối Tiên. Khách có thể đi bằng đường bộ dọc quốc lộ 2, tỉnh lộ 315, 313, 311 hoặc đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai đến ga Ấm Thượng. Thời gian tham quan du lịch khoảng 3 ngày, hoặc có thể dài hơn phụ thuộc vào khách lưu trú tại Ao Châu hay Ao Giời - Suối Tiên.

Các điểm du lịch chính: các di tích LS - VH ở Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ, đầm Ao Châu, đền Mẫu Âu Cơ, chiến khu Hiền Lương, Ao Giời - Suối Tiên.

+Tuyến du lịch Việt Trì - Thanh Sơn - Xuân Sơn: lộ trình tuyến dọc quốc lộ 32C, 32 đến Thanh Sơn, Xuân Đài…Tùy theo nhu cầu của khách thời gian tham quan khoảng 3-5 ngày. Địa điểm lưu trú chính tại Xuân Sơn, thị trấn Thanh Sơn. Điểm du lịch chính, đối tượng tham quan bao gồm các di tích LS -VH - NT

144

ở Thành phố Việt Trì, Đền Hùng và các khu phụ cận, VQG và hệ thống hang động Xuân Sơn.

+ Tuyến Việt Trì - La Phù - Tu Vũ: với lộ trình theo quốc lộ 32C và tỉnh lộ 317. Thời gian 2 ngày. Điểm lưu trú La Phù- huyện Thanh Thủy. Điểm tham quan: các di tích LS - VH - NT ở Thành phố Việt Trì; các di tích khảo cổ Phùng Nguyên, Gò Mun…; đình Đào Xá; nước nóng La Phù - Thanh Thủy; hồ Phượng Mao; đài chiến thắng Tu Vũ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 138 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w