Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 49)

- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên

d. Các hệ thống đứt gãy

2.1.6. Thổ nhưỡng

2.1.6.1. Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng (lưu trữ tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Việt Nam), sau khi xét đến khả năng sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của vùng, đề tài đã gộp các loại đất ở Phú Thọ thành 11 nhóm:

Bảng 2.3. Diện tích và phân bố các nhóm loại đất chính ở Phú Thọ TT Nhóm đất hiệ u Diện tích (ha) Tỉ lệ % so với DTTN Phân bố chủ yếu 1. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 28.625 8,14

Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy, Tân Sơn, Lâm Thao, Yên Lập, Phù Ninh. Tp Việt Trì.

2. Đất phù sa không được bồi hàng năm

P 30.890 8,8 Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Lâm Thao, Thanh Thủy, Tp Việt Trì. 3. Đất xám bạc màu

trên phù sa cổ

X 2.626 0,74 Lâm Thao, Thanh Ba

4. Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét

Fs 215.548 61,47 Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba và Lâm Thao

5. Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fa 6.012 1,71 Hạ Hòa, Thanh Sơn, Yên Lập

50

phù sa cổ Lập, Lâm Thao

7. Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước

F1 4439 1,27 Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa

8. Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất

Hs 3470 0,99 Thanh Sơn, Tân Sơn

9. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

Ha 1.012 0,29 Thanh Sơn, Tân Sơn

10. Đất dốc tụ thung lũng

D 14.973 4,27 Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa…

11. Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá

E 540 0,15 Phù Ninh

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2010

a. Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): có diện tích 2.625 ha, chiếm 8,14% diện tích tự nhiên, phân bố ngoài đê các sông Thao, sông Đà, sông Lô 8,14% diện tích tự nhiên, phân bố ngoài đê các sông Thao, sông Đà, sông Lô (tập trung nhiều ở huyện Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy và Thành phố Việt Trì).

Đặc điểm: đất có màu nâu tươi, phẫu diện khá đồng nhất, thành phần cơ giới nhẹ. Đất bị ngập nước trong mùa mưa lũ và có biến động. Độ phì tự nhiên cao (hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất phù sa được bồi của sông Hồng, sông Đà cao hơn sông Lô, sông Chảy).

Đất phù sa được bồi hàng năm là một trong những loại đất tốt, độ phì cao, rất thích hợp với cây rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, song điều chú ý là cần bố trí thời vụ và loại cây trồng hợp lý tránh được thời gian ngập lụt. Ngoài ra, trong nhóm đất này còn có loại đất phù sa ngòi suối (Py) diện tích rất ít (khoảng 500 ha), chỉ chiếm 0,14% diện tích tự nhiên của tỉnh. Loại đất phù sa ngòi suối (Py) có phân bố ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Thanh Thủy.

Đất phù sa Py được hình thành từ phù sa của các suối nhỏ trong vùng, tạo thành những dải đất hẹp và nằm dọc một số suối lớn. Tính chất lý hóa của

51

đất Py phụ thuộc vào đá mẹ, mẫu chất nơi các dòng suối chảy qua. Hiện đất Py đang được người dân sử dụng trồng 2 vụ lúa (nếu có tưới) hoặc 1 vụ lúa mùa hoặc rau, màu.

- Đất phù sa úng nước (Pj): diện tích 15.810 ha chiếm 4,5% diện tích tự nhiên, hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó tiêu nước hoặc có mực nước ngầm nông, do vậy thường bị ngập nước vào mùa mưa. Phân bố tập trung ở Lâm Thao, Yên Lập, Phù Ninh, Thanh Sơn, Tân Sơn và Thành phố Việt Trì.

Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, thành phần cơ giới nặng. Hình thái phẫu diện các tầng dưới thường có màu xám xanh do bị ngập nước thường xuyên. Loại đất này hiện chỉ trồng 1 vụ lúa.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w