Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 105 - 107)

- Loại hình phát triển đồng cỏ chăn nuôi: theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2012, diện tích đồng cỏ chăn nuôi toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có 54,47 ha

d. Tài nguyên sinh vật

Phú Thọ có tài nguyên sinh vật khá phong phú, có giá trị du lịch. Đầu tiên phải kể đến cảnh quan rừng nguyên sinh đặc sắc, đa dạng sinh học cao

106

với nhiều loài đặc hữu, có thể sử dụng cho hoạt động du lịch tham quan thưởng ngoạn là VQG Xuân Sơn, khu rừng quốc gia Đền Hùng.

Đây là những nơi còn tồn tại hệ động, thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm, nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. VQG Xuân Sơn hiện có 8 loài thực vật, 18 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Thế giới. Ngoài ra, còn có 24 loài thực vật, 46 loài động vật ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Tiêu biểu có Voọc xám, Vượn chó, Sói đỏ, Báo hoa mai, Báo gấm, Gấu ngựa,… So với các VQG ở miền Bắc như Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, thành phần loài động vật ở đây tương đối phong phú. [40]

3.5.1.2. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn

Nói đến Phú Thọ là nói đến du lịch nhân văn, du lịch về nguồn. Nơi đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước Văn Lang, mảnh đất cội nguồn của người Lạc Việt. Mỗi người Việt Nam dù là người trong nước hay kiều bào nước ngoài đều hướng về đất Tổ - quê cha đất mẹ, mong có ngày hành hương về đây. Phú Thọ có lợi thế về du lịch nhân văn với tiềm năng về các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật... có giá trị cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch. Năm 2010, toàn tỉnh có 39 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 184 di tích cấp địa phương- trong đó dự kiến 51 di tích trình xếp hạng quốc gia và nhiều tích di tích khác nữa. [82]

- Di tích lịch sử - văn hóa:điển hình là di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng. Đây là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Đền Hùng là khu di tích lịch sử cổ kính, nổi tiếng, một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh (175m).

- Di tích lịch sử - cách mạng: di tích khu lưu niệm Hồ Chí Minh, chiến khu Hiền Lương (Hạ Hòa), chiến khu lòng chảo Minh Hòa (Lập Thạch), chiến thắng sông Lô (Đoan Hùng), Tu Vũ...

+ Di tích khảo cổ: là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, Phú Thọ lưu giữ những di tích chứng minh nền văn minh của người Việt cổ. Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều di tích khảo cổ, đây là nơi cư trú của người tiền sử ở Sơn Vi, Gò Mun, Gò De, Phùng Nguyên (Phù Ninh), Đồi Giàm, Làng Cả (Việt Trì)... và nhiều vết tích khác ở Tam Thanh, Hạ Hòa... Trong đó có những di tích chứng minh rằng nghề trồng lúa nước đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo của

107

thời kỳ các vua Hùng (Yên Lập, Lâm Thao) cũng như nhiều di chỉ cho thấy trình độ phát triển cao của cư dân nhà nước Văn Lang, tổ tiên xa xưa của các thế hệ người Việt ngày nay.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật: thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc các đình, chùa, đền miếu hay một số khu phố cổ, thành lũy pháo đài, đặc biệt tập trung tại Phù Ninh, Việt Trì như đình Hy Cương, đình Hùng Lô, đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quang, đền Bảo Đà, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá...

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w