bằng vật chất do sự kết hợp của quy luật kiến tạo địa mạo, hướng cấu trúc địa chất - địa hình với khí hậu, tạo ra sự khác nhau về cường độ tuần hoàn sinh vật. Chính yếu tố độ cao địa hình đã làm cho điều kiện khí hậu thay đổi, kéo theo sự phân dị theo độ cao của các điều kiện sinh thái, thường được coi là sự phân hóa đai cao. Các điều kiện này gây nên sự phân đai của các quần thể sinh vật theo chiều cao.
Khu vực nghiên cứu ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp gò đồi nên địa hình khá đa dạng, mang những nét của miền núi, vùng đồi và đồng bằng.
Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh do nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình Phú Thọ có sự phân hóa rất rõ rệt, có thể chia thành 3 lớp cảnh quan:
+ Lớp cảnh quan núi: phân bố ở độ cao trung bình > 500 m, nằm ở đầu nguồn sông Bứa, Ngòi Giành, đây là địa hình núi bị chia cắt, các sườn của loại địa hình này có độ dốc lớn > 250, nhiều dãy núi có độ cao > 1000 m như núi Cẩn (1462m), núi Lưỡi Hái (1058m), núi Ten (1244m), núi Voi (1360 m), tạo nên những khe sâu và những đỉnh cao, dốc.
Từ độ cao này có sự biến đổi rõ nét các đặc thù khí hậu theo chiều thẳng đứng (đai cao) cũng như các điều kiện tự nhiên khác. Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các vùng khác. Tuy nhiên, vùng còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái.
+ Lớp cảnh quan đồi: Phú Thọ nằm trong vùng chuyển tiếp từ đồng bằng sông Hồng lên vùng núi phía bắc, địa hình lượn sóng tạo thành hệ thống đồi bát úp, xen kẽ những thung lũng rộng, cao trung bình >100m, độ dốc < 200. Đặc điểm của chúng là quá trình bóc mòn ở đây xảy ra khá mạnh. Quá trình feralít hóa thuộc loại điển hình cho vùng nhiệt đới, thường dẫn đến các hiện tượng thoái hóa đất đặc trưng. Lớp cảnh quan này chiếm diện tích lớn nhất tới
71
40,8% diện tích toàn tỉnh. Đây là lớp cảnh quan được khai thác lâu đời, đất bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt chua úng. Vùng thuận lợi cho việc trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả...
+Lớp cảnh quan đồng bằng: đặc trưng bởi quá trình bồi tụ vật liệu, vật chất chủ yếu do dòng chảy mang xuống từ các lớp cảnh quan phía trên (trên núi và vùng đồi), với các quá trình hình thành đất thuỷ thành. Tại Phú Thọ, lớp cảnh quan đồng bằng chiếm 24,9% DTTN, địa hình thấp dần về phía đông nam, độ dốc trung bình 0 - 30 với dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng. Đây là vùng có tiềm năng thâm canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, vùng này có nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập, vụ đông và vụ mùa sản xuất bấp bênh, do vậy cần có các công trình tiêu úng.