Phụ lớp cảnh quan: từ những nghiên cứu trên lãnh thổ Phú Thọ, dựa vào mức độ phân hóa của địa hình, sự khác biệt trong các đặc tính trắc lượng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 71 - 72)

vào mức độ phân hóa của địa hình, sự khác biệt trong các đặc tính trắc lượng hình thái tiến hành phân chia ra các phụ lớp cảnh quan:

+ Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: độ cao trung bình > 700 m, độ dốc >250, với nhiều dãy núi độ cao > 1000m tạo nên những khe sâu và đỉnh cao, dốc. Tầng dày trung bình 50-100cm, đất không bị ngập hoặc ngập nông ≈ 3cm. Thổ nhưỡng đặc trưng là đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít (Ha), đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs).

+ Phụ lớp cảnh quan núi thấp: có độ cao tương đối từ 300-700 m, độ dốc >250, sườn dốc xen kẽ các thung lũng mở rộng. Đất bị xói mòn rửa trôi nhiều, đặc trưng là đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất vàng đỏ trên đá macma axit và núi đá vôi. Vùng này thuận lợi cho việc trồng rừng tập trung với quy mô lớn và cây công nghiệp dài ngày như chè, sơn, trẩu...; cây ăn quả.

+ Phụ lớp cảnh quan đồi cao: cấu tạo đất thường thô, tầng mỏng, sức trữ nước kém, đồi cao đỉnh bằng hẹp là mực san bằng bị phân cắt bởi hệ thống thung lũng hẹp hình thành trên các đá biến chất, trầm tích biến chất. Độ cao tuyệt đối > 100m, độ dốc từ 15-250. Thổ nhưỡng đặc trưng là đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).

+ Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: địa hình chủ yếu là dạng bát úp đỉnh bằng rộng là di tích mực san bằng, phân cắt bởi các thung lũng rộng hình thành trên

72

các đá biến chất. Phân bố ở độ cao 30 -100m, độ dốc 8-150 gồm vật liệu thô được hình thành cách đây hơn 4000 năm, có tính phân bậc, thổ nhưỡng là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất xám bạc màu trên phù sa cổ và một diện tích nhỏ đất feralit xói mòn trơ sỏi đá (E). Phần lớn diện tích đã được khai thác để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (chè, sơn, trẩu...) và cây màu ngắn ngày.

+ Phụ lớp cảnh quan thung lũng vùng đồi: có quá trình tích tụ, rửa trôi tương đối cân bằng nhau và mức độ biến đổi của chúng phụ thuộc nhiều vào chế độ thuỷ văn hàng năm của các sông. Các thung lũng vùng đồi thường có bề mặt đáy rộng hơn thung lũng ở các vùng núi, với vật liệu bề mặt mịn hơn. Thổ nhưỡng đặc trưng là đất feralit biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất dốc tụ thung lũng (D), đất phù sa không được bồi hàng năm (P). Phần lớn chúng được cải tạo để trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

+ Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: chúng là đáy các trũng giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời đá nguồn gốc aluvi, proluvi, deluvi, bề mặt bằng phằng nghiêng thoải với độ dốc nhỏ <80, tầng đất khá dày >100cm, không bị ngập hoặc ngập nông < 5cm. Thổ nhưỡng chính là đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất dốc tụ thung lũng (D) và một diện tích nhỏ đất feralit biến đổi do trồng lúa nước (Fl). Tại Phú Thọ, diện tích lớp cảnh quan này chiếm diện tích không lớn, chủ yếu là những đồng bằng rất nhỏ, hẹp nằm kẹp giữa các thung lũng núi và nằm ven theo các con sông và ngòi suối.

+ Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp:

Chủ yếu là đồng bằng dọc thung lũng sông Lô, sông Đà, sông Chảy, bề mặt phân bậc dạng bậc thềm cấu tạo bởi aluvi mới và cổ và đồng bằng aluvi rìa đồng bằng châu thổ cấu tạo bởi trầm tích bở rời nguồn gốc sông. Độ dốc nhỏ, nghiêng thoải theo hướng tây bắc - đông nam, tầng dày lớn >100 cm, một số khu vực đất thường xuyên bị ngập nước. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp), đất dốc tụ (D), đất phù sa không được bồi (P), đất phù sa được bồi (Pb).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w