Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 53 - 54)

- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên

g.Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs)

Diện tích 3.470 ha, chiếm 0,99% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn. Loại đất này nằm ở vùng núi trung bình từ độ cao 700-900 m trở lên. Hầu hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn >250. Do địa hình cao, độ dốc lớn, thường bị xói mòn mạnh, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất ở đây khá phức tạp, những nơi sườn dốc tầng dày rất mỏng <50cm, xen kẽ khu vực sườn thoải có độ dày khá lớn >100cm. Đất có phản ứng chua vừa đến chua ít, hàm lượng mùn cao, lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Kali tổng số từ nghèo đến trung bình, dung tích hấp thụ thấp, nghèo các cation kiềm. Thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đất có hàm lượng mùn khá cao, ở dạng mùn thô, độ phân giải mùn thấp. Đất thích hợp cho phát triển nông-lâm kết hợp, trồng cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới... Đây cũng là vùng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

h. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): chiếm diện tích rất hẹp chỉ với 1.012 ha, phân bố ở độ cao >700m, núi có độ dốc lớn >250. Ở độ cao chỉ với 1.012 ha, phân bố ở độ cao >700m, núi có độ dốc lớn >250. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn.

54

Đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày từ 50-100 cm, đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng giàu kali trao đổi. Do nằm ở địa hình cao nên đất bị rửa trôi mạnh, có phản ứng chua, độ no bazơ thấp. Đất có thảm thực vật che phủ tương đối cao. Đất chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, trồng cây ăn quả, rau có nguồn gốc ôn đới,...

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 53 - 54)