hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Động lực và quá trình phát triển cảnh quan Việt Nam nói chung luôn phụ thuộc vào đặc điểm các yếu tố tự nhiên như năng lượng bức xạ Mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, cơ chế hoạt động gió mùa và các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Với nguồn năng lượng dồi dào qua tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và tập
26
trung theo mùa, sự luân phiên tác động vào lãnh thổ đã tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan và gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng bên trong, tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên khác làm biến đổi cảnh quan. Biến động cảnh quan theo không gian và thời gian làm giá trị sử dụng cũng thay đổi. [25]
Ngoài ra, các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người cũng là một yếu tố động lực, có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan. Tác động đó có thể ở chiều hướng tích cực như cải tạo tốt lên hay ở hướng tiêu cực làm suy thoái chính các cảnh quan đó, làm biến đổi cảnh quan theo chiều hướng xấu đi.
Cụ thể, các cảnh quan rừng xét về mặt phát sinh chiếm một số lượng khá lớn trong thành phần và cấu trúc cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, Phú Thọ là tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng khá cao đạt 49%. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, diện tích rừng trên thực tế đã bị suy giảm đáng kể do các hoạt động khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, cho các mục đích xây dựng đô thị, các công trình công nghiệp, sản xuất... Biến động của hiện trạng lớp phủ rừng thông qua các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã làm biến đổi khá rõ rệt các đặc trưng cấu trúc của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các tính chất nguyên sinh của cảnh quan và các yếu tố thành phần khác của tự nhiên như điều kiện vi khí hậu, đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng, cấu trúc và thành phần lớp phủ thực vật, mức độ dao động và chế độ dòng chảy, nước ngầm. Những thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc trên bề mặt của lớp phủ rừng, đặc biệt việc chặt phá rừng để khai thác gỗ, lấy củi, đốt nương làm rẫy, phần nhiều diễn ra trên các sườn dốc đã làm tăng cường các quá trình ngoại sinh bất lợi như: xói mòn, rửa trôi đất, tăng tần suất xuất hiện lũ, giảm khả năng giữ nước... Điều này, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của cảnh quan, cũng như tiến trình phát triển của nó.
Bên cạnh những tác động mang tính tiêu cực của các hoạt động sản xuất lâm nghiệp nêu trên, một số các tác động khác của con người như trồng rừng, phục hồi và bảo vệ rừng, tăng cường và mở rộng việc xây dựng các Khu vực bảo vệ, Bảo tồn thiên nhiên... lại có những ảnh hưởng tích cực đến tự nhiên, làm ổn định cấu trúc, tăng cường chức năng các thể tổng hợp tự nhiên và cùng với việc khai thác đúng, hợp lý tài nguyên rừng sẽ là những điều kiện đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của các đơn vị cảnh quan nhiệt đới, gió mùa nói riêng và các điều kiện môi trường sinh thái nói chung.
27
1.2.3. Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)
1.2.3.1. Bản chất của đánh giá cảnh quan
Thực chất của ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các địa tổng thể cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, xây dựng,...). Nói cách khác, đánh giá cảnh quan về bản chất là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. ĐGCQ là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lí ứng dụng, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết sách phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thế. ĐGCQ chính là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. [45]
Đối với luận án, ĐGCQ là đánh giá tổng hợp mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển 3 ngành kinh tế cụ thể là nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trên toàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, luận án còn đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển cây bưởi tại huyện Đoan Hùng.
1.2.3.2. Nguyên tắc đánh giá cảnh quan
Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể (là các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan) và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
1.2.3.3. Đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan
Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí- đơn vị cảnh quan. Khi ĐGCQ toàn tỉnh Phú Thọ cho phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch đối tượng đánh giá của luận án là đơn vị loại CQ, trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000. Còn để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho một loại cây trồng cụ thể, đối tượng đánh giá là đơn vị dạng CQ¸trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:50.000.
Tác giả lựa chọn cây bưởi ở huyện Đoan Hùng, vì đây là loại cây ăn quả quý được trồng lâu đời, có diện tích lớn, có năng suất và chất lượng cao. Cây
28
bưởi đã trở thành cây đặc sản nổi tiếng ở trong nước, rất phù hợp với các ĐKTN cũng như kỹ thuật canh tác, chăm bón của người dân địa phương.
Mục tiêu đánh giá: xác định mức độ thích nghi của từng đơn vị loại CQ toàn tỉnh Phú Thọ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch và của các đơn vị dạng CQ huyện Đoan Hùng cho phát triển cây bưởi; làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nói trên nhằm sử dụng hợp lý TNTN, và BVMT tỉnh Phú Thọ.
1.2.3.4. Phương pháp đánh giá cảnh quan