Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 124 - 128)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

B. Đất phi nông nghiệp 55.376,04 15,67 C Đất chưa sử dụng 15.908,45 4,

4.2.1. Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là các cảnh quan được đánh giá phù hợp cho các mục đích phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bảo tồn hoặc rừng sản xuất kinh doanh. Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có tỉ lệ diện tích che phủ rừng đạt 49%, tập trung nhiều ở phía nam, tây nam của tỉnh. Chính vì vậy, sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề

125

phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn để phát triển du lịch và sản xuất kinh doanh. Các kết quả đánh giá ở trên cho thấy, luận án đưa ra một số quy hoạch định hướng, tổ chức không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp theo đơn vị cảnh quan như sau:

4.2.1.1. Không gian ưu tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

Là các cảnh quan nằm trên độ cao lớn, độ dốc lớn >250, chủ yếu ở khu vực núi trung bình và một số đỉnh núi đá vôi phân bố ở các huyện phía nam và tây nam Phú Thọ, nơi tiếp giáp với Sơn La và Yên Bái, hoặc đầu nguồn sông Bứa, Ngòi Giành, có độ dốc lớn, mưa lớn tập trung. Những nơi hiện là rừng kín thường xanh cây lá rộng ít bị tác động, rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao, có khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy khá tốt. Không gian này bao gồm các cảnh quan sau: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 16, 18, 19, 20, 21, 25, với tổng diện tích 79.870 ha, chiếm 22,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong đó, trên cơ sở cấp độ xung yếu, tiến hành bảo vệ, trồng và tái sinh rừng phòng hộ trên cảnh quan rất xung yếu và xung yếu bao gồm các cảnh quan số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 chiếm 67% diện tích rừng phòng hộ, phân bố ở khu vực có độ dốc >350, tập trung nhiều nhất ở 3 huyện Yên Lập, Tân Sơn và Thanh Sơn. Diện tích có rừng còn khá cao, độ che phủ rừng lớn trung bình đạt trên 45%, đảm bảo tương đối an toàn về chức năng bảo vệ.

Các cảnh quan phòng hộ đầu nguồn nằm trong khu vực VQG Xuân Sơn (huyện Tân Sơn) và các loại cảnh quan phía tây nam giáp ranh với tỉnh Sơn La đồng thời cũng là các cảnh quan rừng đặc dụng có độ đa dạng sinh học cao, hình thành trong điều kiện nhiệt ẩm đặc trưng đã tạo cho các cảnh quan này kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng nguyên sinh có độ che phủ khá cao, đa dạng về thực, động vật đặc hữu và quý hiếm và vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn cần ưu tiên công tác phục hồi và bảo tồn.

Đối với các cảnh quan thuộc cấp độ xung yếu trung bình cần trồng rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất hoặc xen kẽ cây nông nghiệp. Các cảnh quan trên chiếm khoảng 33% diện tích rừng phòng hộ, bao gồm các CQ số 18, 19, 20, 21, 25 phân bố ở các khu vực có độ dốc tương đối lớn từ 25-350, độ cao từ 300-700 m

126

thuộc sườn núi trung bình và núi thấp, vùng đồi có xói mòn và rửa trôi tương đối mạnh. Diện tích có rừng chiếm khoảng trên 50% diện tích phòng hộ xung yếu, hiện trạng lớp phủ là rừng thứ sinh và rừng trồng nên đảm bảo tương đối an toàn về chức năng bảo vệ.

4.2.1.2. Không gian ưu tiên bảo tồn

Trên cơ sở các khu vực rừng đã được xác định cần được bảo tồn (rừng đặc dụng) là những khu vực đã có những quy hoạch rất cụ thể rõ ràng mang tính Quốc gia, diện tích ít khi thay đổi. Luận án căn cứ vào các quy hoạch của Bộ NN&PTNT, Sở TNMT và UBND tỉnh Phú Thọ, mốc của các Quy hoạch tính đến thời điểm 31/12/2012, đã xác định tổng diện tích rừng đặc dụng cần được bảo tồn của tỉnh Phú Thọ là 11.357,12 ha, chiếm 6,36 tổng DTTN toàn tỉnh. Đây là những cảnh quan tự nhiên ít bị tác động, có mật độ che phủ khá cao, đa dạng về thực, động vật đặc hữu và quý hiếm; các khu vực nói trên được xếp vào không gian ưu tiên phục hồi, bảo tồn. Cụ thể:

- Các cảnh quan bảo tồn thuộc VQG Xuân Sơn:

VQG Xuân Sơn được thành lập vào năm 2002, nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn trên địa bàn huyện Tân Sơn, có diện tích trên 10.547 ha, là một trong những không gian ưu tiên bảo tồn quan trọng của tỉnh Phú Thọ.

Các giá trị bảo tồn: theo thống kê, VQG Xuân Sơn có 762 loài thực vật, trong đó có 24 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 8 loài ghi trong sách đỏ thế giới. Động vật: 365 loài, trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 18 loài ghi trong sách đỏ thế giới. Tiêu biểu là các loài đặc trưng cho khu hệ động vật Tây Bắc như: voọc xám, vượn chó, sói bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo… riêng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc. Ngoài ra còn có một số động vật mang yếu tố Ấn Độ - Mã Lai và yếu tố Hoa Nam, là vùng phân bố hổ trong bản đồ Việt Nam. Trong số các loài bị đe dọa toàn cầu ghi nhận cho VQG có nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn cao như hổ, báo hoa mai, báo gấm, gấu ngựa...

Bên cạnh đó, rừng nguyên sinh Xuân Sơn còn đóng vai trò là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bứa, Ngòi Giành thuộc các xã Xuân Sơn, Đồng Sơn, Kim Thượng,... của huyện Tân Sơn.

127

- Các cảnh quan bảo tồn thuộc khu rừng quốc gia Đền Hùng: nằm trong quần thể khu du lịch Đền Hùng, với diện tích 518 ha, là không gian cảnh quan được tỉnh quan tâm phục hồi, bảo tồn nghiêm ngặt.

Giá trị bảo tồn: rừng quốc gia Đền Hùng là rừng tự nhiên còn khá nguyên vẹn với sự đa dạng phong phú của hệ thực và động vật, trong đó, thực vật có 158 loài thuộc 328 chi của 131 họ, trong đó có 11 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và 204 loài cây dược liệu. Đây là khu vực phong phú về thành phần loài, về đa dạng sinh học với các loài: Chò, Re, Dẻ, Sau sau, Bồ đề, Mỡ và nhiều dây leo chằng chịt....

Động vật rừng ở khu vực Đền Hùng hiện có 175 loài côn trùng, 95 loài động vật có xương sống, trong đó 7 loài quý hiếm cần được bảo vệ nghiệm ngặt: chim Bói cá lớn, chim Ác là, Têtê, Tắc kè, Rắn ráo, Rắn hổ mang, Rắn cạp nong...

- Ngoài ra, không gian ưu tiên bảo tồn còn có 272,12 ha rừng đặc dụng núi Nả thuộc huyện Hạ Hòa, đây là khu rừng được đưa vào khu quy hoạch rừng đặc dụng với mục đích du lịch sinh thái.

4.2.1.3. Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng

Đây là những loại cảnh quan đã hình thành quần xã cây tiên phong được ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc kết hợp trồng bổ sung, dựa trên khả năng tái sinh của các loài bản địa và diễn thế sinh thái phục hồi rừng.

- Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và phát triển rừng sản xuất: chính là những cảnh quan hiện là rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc được quy hoạch vào rừng trồng nguyên liệu, rừng sản xuất, bao gồm các CQ sau: 30, 33, 34, 36, 40, 41, 47, 48, 51, 55, 56, 63, 64, 67, 68. Tổng diện tích là 28.324 ha, chiếm 8,01% DTTN toàn tỉnh. Đây là những cảnh quan phân bố chủ yếu ở các khu vực chân núi thấp, đồi cao, gò đồi thấp có độ dốc thích hợp < 150, tối đa không quá 200, thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất.

- Không gian ưu tiên trồng mới: với những cảnh quan kết quả đánh giá là trảng cỏ cây bụi, trảng cỏ thứ sinh trên các dạng địa hình núi, gò đồi có độ dốc lớn, khả năng tái sinh thấp, cần được trồng mới để phục vụ các chức năng phòng

128

hộ đầu nguồn, phòng hộ sản xuất. Bao gồm các CQ số: 35, 39, 46, 50, 54, 59, 62, 66, 71 tổng diện tích 12.384 ha, chiếm 3,51% DTTN toàn tỉnh.

Trên những cảnh quan đất trống, trọc hiện tại chưa thể tái sinh, cần ưu tiêu trồng rừng nguyên liệu (bạch đàn, keo) cung cấp cho các nhà máy giấy trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w