Hiện trạng kinh tế-xã hội trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 115)

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: các làng nghề truyền thống đây là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn

4.1.1.Hiện trạng kinh tế-xã hội trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Cơ sở của việc định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

Những định hướng phát triển của địa phương được xuất phát từ kết quả nghiên cứu đánh giá cảnh quan, tình hình thực tiễn, những quy hoạch tỉnh đã xây dựng. Định hướng được xây dựng trên những cơ sở sau:

4.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ lịch tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1. Dân cư và nguồn lao động

Phú Thọ có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường, Tày, Dao. Tổng dân số toàn tỉnh thống kê cuối năm 2012 đạt 1.340,8 nghìn người, trong đó dân thành thị có 249,7 nghìn người, chiếm 18,6% tổng số dân, còn lại là dân cư nông thôn. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh 379,5 người/km2.

Bảng 4.1. Diện tích, dân số tỉnh Phú Thọ năm 2012 Đơn vị hành chính Số xã, phường DTTN (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (Ng/km2) Toàn tỉnh 277 3.533,4 1.340.813 379,5 Tp. Việt Trì 23 111,8 192.502 1.722,6 Tx. Phú Thọ 10 64,6 69.426 1.074,7 Đoan Hùng 28 302,6 105.918 350,0 Hạ Hòa 33 340,1 106.196 312,2

116 Thanh Ba 27 194,8 110.325 566,2 Phù Ninh 19 156,5 95.385 609,6 Yên Lập 17 437,8 83.053 189,7 Cẩm Khê 31 234,6 127.583 543,7 Tam Nông 20 156,0 76.417 489,9 Lâm Thao 14 97,7 101.030 1.034,2 Thanh Sơn 23 621,8 119.157 191,6 Thanh Thủy 15 125,1 75.813 606,0 Tân Sơn 17 689,8 78.008 113,1

(Nguồn: UBND, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013)

Số lao động trong độ tuổi hiện có khoảng 831.900 người, chiếm 62,04% tổng số dân. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 710.900 người. Trong đó, số lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 438.400 người chiếm 32,69%; ngành công nghiệp, xây dựng có 141.400 người chiếm 10,54%; lao động dịch vụ thương mại 131.100 người, chiếm 9,8%. [18]

4.1.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

- Hệ thống giao thông vận tải : mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cấp và cải thiện đáng kể, mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc hành khách nội, ngoại tỉnh, lưu thông hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch.

+ Đường bộ: mạng lưới giao thông đường bộ có 11.532 km đường các loại, bao gồm 262 km quốc lộ, 730 km tỉnh lộ, 10.540 km huyện lộ và đường xã. 5 tuyến quốc lộ: 2A, 32A, 32B, 32C, 70 km; 204 cầu tổng chiều dài 1502 m, 883 cống các loại, 5 bến phà.

+ Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 70 km, giao thông đường sắt góp phần giúp vận chuyển một lượng

117

hành khách và hàng hóa. Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang Trung Quốc, với 2 ga lớn là ga Việt Trì và ga Phú Thọ.

+ Đường thủy và hệ thống bến cảng: Phú Thọ có mạng lưới sông tương đối nhiều, tổng chiều dài đường sông đạt 302 km nên đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế với 2 cảng được quy hoạch và xây dựng khá hoàn chỉnh là cảng Việt Trì, cảng Bãi Bằng cùng một số các bến sông nhỏ khác.

+ Thủy lợi: hệ thống thủy lợi tương đối phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt. Một số công trình thủy lợi trọng điểm như: hệ thống thủy lợi 13 xã Bắc Phù Ninh, đập Núi Cầu- Võ Lao, hệ thống thủy lợi Hồ Hàm,...

+ Điện, nước: Phú Thọ có mạng lưới điện khá phát triển, đặc biệt được thủy điện sông Đà và hệ thống các nhà máy phụ trợ đã đảm bảo khả năng cung cấp điện thông qua mạng lưới điện quốc gia cho toàn vùng Bắc Bộ, trong đó có Phú Thọ.

+ Bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại tăng nhanh, đạt bình quân 15 máy/100 dân, đã số hóa mạng bưu chính viễn thông, mở rộng và phát triển mạng cáp nội thị, các trung tâm huyện và các bưu cục cấp III, tăng số lượng máy FAX, máy nhắn tin, dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS-DHL)… đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch. [84]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ địa lý NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN (Trang 115)