- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên
d. Các hệ thống đứt gãy
2.1.3. Địa hình, địa mạo
2.1.3.1. Đặc điểm chung: Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình Phú Thọ có sự phân hóa rất rõ rệt, có thể chia thành 3 nhóm kiểu địa hình sau [78, 84]:
Địa hình núi trung bình và núi thấp phân bố ở tây, tây bắc và tây nam: phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía tây Cẩm Khê và một phần Hạ Hoà. Đây là vùng núi với các thung lũng nằm dưới chân núi có độ cao từ 100 - 150 m và độ cao bề mặt ruộng 30 - 40m. Địa hình sắp xếp theo hướng tây bắc - đông nam. Trong đó, địa hình núi trung bình được cấu tạo bởi đá vôi, đá biến chất, đá vôi xen biến chất, đá granit, macma. Núi thấp cấu tạo bởi đá biến chất, đá Paleozoi, đá vôi xen đá biến chất, đá trầm tích Mezozoi, đá granit, macma và núi sót bóc mòn trên các đá khác nhau.
Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên, ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái.
Địa hình đồi gò bát úp: phân bố chủ yếu ở phía đông bắc thuộc Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, một phần Tam Nông và Thanh Thuỷ. Đặc điểm chủ yếu là địa hình lượn sóng tạo thành hệ thống đồi bát úp, đỉnh cao nhất trên 200 m, trung bình trên 100 m, độ dốc nhỏ < 200, cá biệt có nơi dốc >250. Trong đó, những khu vực địa hình đồi thấp dạng bát úp là di tích mực san bằng, phân cách bởi các thung lũng rộng hình thành trên các đá biến chất. Những khu vực đồi cao có đỉnh bằng hẹp là di tích mực san bằng bị phân cách bởi hệ thống thung lũng hẹp hình thành trên các đá biến chất, trầm tích
42
biến chất. Những dãy đồi cao, đỉnh hẹp, sườn thẳng, sườn lồi lõm bị phân cắt mạnh bởi quá trình xâm thực.
Đây là dạng địa hình vùng trung du và là vùng được khai thác lâu đời, đồi bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy thụt chua úng, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Địa hình đồng bằng xen kẽ núi sót: phân bố thành một dải đồng bằng thấp dọc ven sông Đà, sông Lô, sông Thao gặp chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Lô (thuộc Phù Ninh), ven Cẩm Khê, sông Đà (thuộc Tam Nông, Thanh Thuỷ, Việt Trì...). Địa hình thấp dần về phía đông nam, độ cao trung bình < 30m, tuy nhiên có xen một số khu vực núi sót, hẹp. Trong đó, đồng bằng aluvi rìa đồng bằng châu thổ cấu tạo bởi trầm tích bở rời nguồn gốc sông, gồm cát, sét loang lổ bị laterit hóa. Đồng bằng đáy các trũng giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời nguồn gốc aluvi, proluvi, deluvi bề mặt bằng phẳng nghiêng thoải. Đồng bằng đáy thung lũng và cánh đồng karst cấu tạo bởi aluvi, aluvi xen terra rossa. Đồng bằng thung lũng sông bề mặt phân bậc dạng bậc thềm cấu tạo bởi aluvi mới và có chỗ lộ đá gốc. Ngoài ra, rải rác có một số đồng bằng bãi bồi dạng đảo nhô lên giữa các dòng sông.
Đây là dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng, là vùng có tiềm năng thâm canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, vùng này có nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập, vụ đông và vụ mùa sản xuất bấp bênh do vậy cần có các công trình tiêu úng.
2.1.3.2. Vai trò của địa hình trong thành tạo cảnh quan
Địa hình là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cảnh quan, là nền tảng rắn của cảnh quan, là kết quả tổng hòa của các tác động nội lực và ngoại lực trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp. Địa hình gắn liền với nền địa chất và các quá trình địa mạo ngoại lực của lãnh thổ, chi phối mạnh mẽ đến chế độ nhiệt - ẩm, tính chất đất, thảm thực vật... các yếu tố cấu thành các đơn vị cảnh quan.
43
Đây là yếu tố cơ sở nền tảng trong quá trình thành tạo cảnh quan, hình thành nên các lớp, phụ lớp cảnh quan. Căn cứ vào sự phân hóa địa hình và các quá trình tự nhiên để phân chia, thì CQ Phú Thọ có 3 lớp CQ: lớp CQ núi, lớp CQ đồi, lớp CQ đồng bằng. Tác động tổng hợp của các quá trình nội - ngoại sinh trên nền địa hình đã thành tạo nhiều loại đất khác nhau, tương tác với hiện trạng lớp phủ, phân hoá thành các loại CQ.
2.1.4. Khí hậu
2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu
a. Chế độ bức xạ, mây, nắng, gió: Phú Thọ có lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm đạt trị số 118,9 kcal/cm2/năm. Thời kỳ có lượng bức xạ tổng cộng lớn trong năm là từ tháng 5 đến tháng 10, lượng bức xạ tổng cộng tháng lớn nhất đạt trị số trung bình 14,1 kcal/cm2 (tháng 6 và 7).
- Số giờ nắng: Phú Thọ có số giờ nắng thuộc loại trung bình với 1580 giờ/năm. Ở mức độ nhất định, nắng có khuynh hướng giảm dần theo độ cao địa lí, càng lên các khu vực đồi núi phía tây và nam của Phú Thọ số giờ nắng lại càng giảm dần so với khu vực đồng bằng phía bắc và phía đông tỉnh.
- Lượng mây: Lượng mây tổng quan trung bình ở Phú Thọ là 7,8-8,0/10 bầu trời. Thời kỳ cuối thu đầu đông từ tháng 9 - 12, tương ứng với thời kỳ khô hanh, lượng mây rất ít, trung bình khoảng 6,4-7/10 bầu trời.
- Chế độ gió: Tại Phú Thọ, tốc độ gió thường lớn ở các khu vực địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, thoáng gió. Ở phía bắc, đông bắc, trị số trung bình năm đạt 1,6-1,8 m/s, đi về phía các khu vực đồi núi phía tây, tây nam của tỉnh tốc độ gió trung bình năm giảm dần xuống còn 0,7m/s.
b. Chế độ nhiệt: Cũng như nhiều nơi khác ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình năm ở Phú Thọ khá cao, đạt trị số trung bình 22-230C. Ở Phú Thọ, nhiệt độ có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao địa hình. Đại bộ phận lãnh thổ có độ cao < 160 m (tập trung với diện tích lớn >60% diện tích toàn tỉnh, chiếm toàn bộ khu vực phía bắc và đông, tây bắc của tỉnh), có nhiệt độ trung bình năm trên 220C. Sang đến khu vực phía tây và phía nam, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, ở độ cao trung bình 160-540 m, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 22-200C. Lên cao từ 540-900 m, nhiệt độ không khí trung bình
44
năm giảm xuống còn 20-180C. Ở một số khu vực núi cao phía tây và nam của tỉnh (chiếm diện tích nhỏ hẹp tại địa phận giáp Sơn La và Hòa Bình) ở độ cao > 900m, nhiệt độ trung bình năm ≤180C.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Phú Thọ
Đơn vị: ºC Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Phú Hộ 15,7 16,9 19,8 23,5 27,1 28,3 28,3 27,8 26,9 24,3 20,8 17,6 23,1 Việt Trì 15,9 16,9 20,0 23,7 27,3 28,5 28,9 28,1 27,2 24,7 21,2 17,7 23,3 Minh Đài 15,3 16,7 19,9 23,5 26,5 27,4 27,9 27,4 26,2 23,6 19,8 16,2 22,5 Nguồn: Trạm KT-TV Phú Thọ, năm 2012
Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa mùa đông, chế độ nhiệt ở Phú Thọ có sự phân hóa thành hai mùa: nóng và lạnh rất rõ rệt. Mùa nóng kéo dài khoảng 5 tháng, từ đầu tháng 5 cho đến cuối tháng 9, nhiệt độ trung bình tháng > 250C. Mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mang không khí lạnh từ phía bắc tới, làm nhiệt độ giảm rõ rệt. Ở Phú Thọ, trung bình mùa lạnh (tháng có nhiệt độ < 180C) kéo dài 3 tháng từ tháng 12 - 2. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm nhiệt độ trung bình tháng hạ thấp tới 15,7-16,20C, nhiệt độ không khí tối thấp trung bình có thể xuống tới 12,7-13,70C. Biên độ nhiệt trung bình năm tại Phú Thọ dao động trong khoảng 6-80C. [18]
c. Chế độ mưa
Tổng lượng mưa năm ở Phú Thọ có sự phân hóa theo xu hướng tăng dần từ đông sang tây, từ vùng thấp lên vùng cao. So với nhiều nơi khác, tổng lượng mưa năm trên toàn tỉnh Phú Thọ thuộc loại mưa vừa (1500-2000 mm/n). Thấp nhất là ở khu vực đông bắc tỉnh - huyện Đoan Hùng, tuy nhiên, tổng lượng mưa năm ở đây cũng đạt 1545 mm. Cao nhất là ở khu vực phía tây bắc của tỉnh - Ấm Thượng, tổng lượng mưa năm ở đây lên đến 1997 mm. Cũng như nhiều nơi khác ở vùng nhiệt đới nước ta, Phú Thọ có chế độ mưa mùa hè.
Chế độ khô-ẩm của lãnh thổ phân bố không sâu sắc, biểu hiện ở chỗ trong mùa ít mưa (từ tháng 11-3), trung bình có 3-4 tháng khô (lượng mưa tháng khô
45
≤50mm), rất ít tháng hạn, phần lớn chỉ có 0-2 tháng hạn (lượng mưa tháng hạn ≤25mm) và không đâu có tháng kiệt (lượng mưa tháng kiệt ≤5 mm).
Bảng 2.2. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Phú Thọ
Đơn vị: mm Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Phú Hộ 31,5 39,8 50,3 108, 9 202, 3 247, 9 382, 5 328, 5 219, 4 159, 7 54, 3 24,9 1850 Việt Trì 23,5 29,8 38,9 98,3 189, 7 243, 4 280, 8 312, 4 224, 0 144, 6 53, 9 15,7 1663 Minh Đài 41,1 44,0 30,4 106, 5 174, 1 240, 2 262, 8 333, 4 221, 0 127, 2 48, 2 48,2 1603 Nguồn: Trạm KT-TV Phú Thọ, năm 2012 d. Chế độ ẩm - bốc hơi
Tại Phú Thọ, quanh năm độ ẩm tương đối đều có giá trị khá cao. Nói chung, trong tất cả các tháng độ ẩm tương đối trung bình đều vượt quá 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm ở Phú Thọ vào khoảng 60-62%.
Lượng bốc hơi không khí trung bình tại Phú Thọ biến động từ 660-977 mm/n. Thời kỳ mưa phùn (các tháng 1, 2, 3) trời thường nhiều mây, độ ẩm lại cao, nhiệt độ thấp, hạn chế quá trình bốc hơi, nên lượng bốc hơi giảm xuống dao động từ 33-65 mm/tháng.
e. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Ở Phú Thọ, mùa đông có thể gặp các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, sương muối, mưa phùn,...; mùa hè có thể có dông, mưa lớn do bão, mưa đá...
- Sương mù: là hiện tượng khá phổ biến tại Phú Thọ, tuy nhiên, số ngày sương mù không đồng đều tại các nơi. Phú Hộ là khu vực có số ngày sương mù khá cao, trung bình đạt gần 50 ngày/năm, gần như tháng nào cũng có sương mù, trung bình mỗi tháng có 1,5 ngày, cao nhất, đạt giá trị 6,6 - 8,3 ngày trong
46
các tháng cuối thu đầu đông. Các địa phương khác như Việt Trì, Minh Đài, số ngày sương mù không nhiều trung bình chỉ từ 6 - 8 ngày/năm.
- Sương muối: ở những khu vực thấp của Phú Thọ, hầu như không bắt bắt gặp sương muối. Khu vực vùng núi phía tây và tây nam tuy chưa có số liệu quan trắc cụ thể, nhưng tại Minh Đài ở độ cao 100 m, tháng 12 và 1 đã từng có sương muối. Điều đó cho thấy ở các khu vực cao hơn khả năng sương muối cũng cao hơn.
- Mưa phùn: từ những tháng 10, 11, 12 lác đác có mưa phùn (với tần suất 0,04-2,7 ngày/tháng), bắt đầu từ tháng 1, số ngày mưa phùn tăng lên rõ rệt, trung bình đạt 3,5-6,3 ngày/tháng. Tuy số ngày mưa phùn không nhiều nhưng nó cũng có những giá trị tích cực và tiêu cực đối với đời sống con người và cây trồng, vật nuôi.
- Mưa đá: theo số liệu thống kê nhiều năm, trung bình tại Phú Thọ hàng năm có từ 0,1-0,4 ngày mưa đá. Mưa đá xuất hiện chủ yếu vào các tháng 2, 3, thậm chí trong cả tháng 4. Trong các tháng mùa hè và mùa đông (tháng 5-12) hầu như không có hiện tượng mưa đá.
- Dông: trung bình hàng năm có khoảng 60 ngày có dông, bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 đã bắt đầu xuất hiện những cơn dông đầu mùa với tần suất nhỏ (2-3 ngày/tháng), nhưng từ tháng 4 số ngày dông tăng lên đáng kể (trung bình 6-7 ngày). Càng đi về các khu vực đồi núi phía tây, nam của tỉnh, số ngày dông tăng dần lên so với khu vực đồng bằng.
- Gió khô nóng: số ngày gió khô nóng không nhiều, trung bình khoảng trên dưới 18 ngày khô nóng/năm. Các khu vực có độ cao dưới 200 m mỗi năm có thể có từ 12-18 ngày khô nóng, những khu vực > 500 m không còn ngày khô nóng.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: tuy không nằm sát biển, nhưng bão và áp thấp nhiệt đới hàng năm vẫn ảnh hưởng đến Phú Thọ. Theo số liệu thống kê nhiều năm, ở vĩ độ như Phú Thọ trung bình hàng năm có khoảng 2,5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trong các tháng từ tháng 4 - 11. [46]
* Đặc điểm sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ
Qua phân tích ở trên cho thấy khí hậu Phú Thọ có sự phân hóa khá sâu sắc giữa các vùng, và có mối tương quan với độ cao địa hình. Theo sự phân hóa của điều kiện nhiệt - ẩm, tác giả đã thành lập Bản đồ sinh khí hậu cho lãnh thổ
47
nghiên cứu, kết quả khí hậu Phú Thọ được chia ra 8 loại sinh khí hậu khác nhau. Đặc điểm của các loại sinh khí hậu nói trên được thể hiện trong sự phân hóa của các đơn vị cảnh quan địa bàn nghiên cứu. (Phụ lục 13, 14)
Ngoài ra, mỗi loại sinh khí hậu lại phù hợp với một số cây trồng, vật nuôi nhất định, chính vì vậy, từ điều kiện sinh khí hậu của tỉnh cho thấy có thể phát triển rất nhiều loại cây trồng từ nhiệt đới đến á nhiệt đới. Nếu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu này, Phú Thọ có thể phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, vừa trồng các cây công nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày và lại có thể phát triển sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện sinh khí hậu của Phú Thọ cũng tương đối thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại,...
2.1.4.2. Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo cảnh quan
Khí hậu là một nhân tố quan trọng được đánh giá là nhân tố quyết định bộ mặt cảnh quan một lãnh thổ. Các yếu tố địa đới và phi địa đới tác động đến các thành phần khác của cảnh quan qua nền rắn và khí hậu. Khí hậu quyết định đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, đến sự phân bố và chế độ thủy văn, đến sự phân bố và phát triển của sinh vật tạo nên sự đa dạng cảnh quan một lãnh thổ. Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo cảnh quan thể hiện ở sự tác động tổng hòa của tất cả các yếu tố theo không gian và thời gian. Khí hậu là một trong yếu tố quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp trong phân chia các cấp phân vị hệ CQ, phụ hệ CQ và kiểu CQ.
2.1.5. Thuỷ văn
2.1.5.1. Đặc điểm hệ thống và chế độ thủy văn
Trên địa bàn Phú Thọ có 3 con sông lớn cùng trong hệ thống sông Hồng chảy qua, đó là sông Thao, sông Lô, sông Đà. [78]
- Sông Thao: diện tích lưu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 55.605 km2, riêng phần Việt Nam là: 11.173 km2. Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bồng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, theo hướng tây bắc- đông nam. Lưu lượng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/s.
- Sông Lô: Lưu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 25.000 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt